Cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác thì nộp đơn đến cơ quan thẩm quyền nào?

Cho tôi hỏi cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác thì nộp đơn đến cơ quan thẩm quyền nào? Hồ sơ đề nghị chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bao gồm những nội dung gì? Câu hỏi của anh Kiên từ Phan Thiết.

Cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác thì nộp đơn đến cơ quan thẩm quyền nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định về việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác như sau:

Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến một trong số cơ quan thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định thẩm quyền xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác như sau:

Thẩm quyền xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
1. Tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định theo khoản 3 Điều 6 Thông tư này thực hiện xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trong nước về khối lượng, thành phần loài thủy sản, vùng và thời gian khai thác đối với tàu cá bốc dỡ thủy sản tại cảng cá khi có yêu cầu.
2. Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh được công bố trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
...

Như vậy, theo quy định, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác thì nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến một trong số các cơ quan thẩm quyền sau đây:

(1) Chi cục Thủy sản Quảng Ninh.

(2) Chi cục Thủy sản Hải Phòng.

(3) Chi cục Thủy sản Nam Định.

(4) Chi cục Thủy sản Thái Bình.

(5) Chi cục Thủy sản Ninh Bình.

(6) Chi cục Thủy sản Thanh Hóa.

(7) Chi cục Thủy sản Nghệ An.

(8) Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh.

(9) Chi cục Thủy sản Quảng Bình.

(10) Chi cục Thủy sản Quảng Trị.

(11) Chi cục Thủy sản Thừa Thiên - Huế.

(12) Chi cục Thủy sản Đà Nẵng.

(13) Chi cục Thủy sản Quảng Nam.

(14) Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi.

(15) Chi cục Thủy sản Bình Định.

(16) Chi cục Thủy sản Phú Yên.

(17) Chi cục Thủy sản Khánh Hòa.

(18) Chi cục Thủy sản Ninh Thuận.

(19) Chi cục Thủy sản Bình Thuận.

(20) Chi cục Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu.

(21) Chi cục Thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh.

(22) Chi cục Thủy sản Tiền Giang.

(23) Chi cục Thủy sản Bến Tre.

(24) Chi cục Thủy sản Bạc Liêu.

(25) Chi cục Thủy sản Sóc Trăng.

(26) Chi cục Thủy sản Trà Vinh.

(27) Chi cục Thủy sản Cà Mau.

(28) Chi cục Thủy sản Kiên Giang.

Xem chi tiết tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT: TẢI VỀ

Cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác thì nộp đơn đến cơ quan thẩm quyền nào?

Cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác thì nộp đơn đến cơ quan thẩm quyền nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định về cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác như sau:

Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
...
2. Hồ sơ đề nghị chứng nhận gồm:
a) Bản sao Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác có mô tả nguyên liệu đã sử dụng theo mục B Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp nguyên liệu thủy sản chưa sử dụng hết, tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận nộp bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác để cơ quan thẩm quyền xác nhận phần nguyên liệu chưa sử dụng. Trường hợp nguyên liệu thủy sản đã sử dụng hết, cơ quan thẩm quyền thu bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác và lưu hồ sơ;
b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường châu Âu hoặc theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;
c) Thông tin bổ sung cho sản phẩm thủy sản được chế biến từ tàu cá Việt Nam và Thông tin vận tải theo Mẫu số 02a, 02b Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Như vậy, theo quy định thì hồ sơ đề nghị chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bao gồm những nội dung sau đây:

(1) Bản sao Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác có mô tả nguyên liệu đã sử dụng: TẢI VỀ

Trường hợp nguyên liệu thủy sản chưa sử dụng hết, tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận nộp bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác để cơ quan thẩm quyền xác nhận phần nguyên liệu chưa sử dụng.

Trường hợp nguyên liệu thủy sản đã sử dụng hết, cơ quan thẩm quyền thu bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác và lưu hồ sơ;

(2) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường châu Âu: TẢI VỀ

Hoặc Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương: TẢI VỀ

Hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;

(3) Thông tin bổ sung cho sản phẩm thủy sản được chế biến từ tàu cá Việt Nam: TẢI VỀ

Thông tin vận tải: TẢI VỀ

Trường hợp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị mất thì có được cấp lại Giấy chứng nhận mới không?

Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định về cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác như sau:

Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
...
3. Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác được cấp lại trong các trường hợp: Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị rách, nát không còn nguyên vẹn; bị mất; có thay đổi thông tin trong giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị rách, nát không còn nguyên vẹn, bị sai thông tin (trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất).
...

Như vậy, theo quy định, trường hợp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị mất thì được cấp lại Giấy chứng nhận mới.

Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đề nghị cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác ở cơ quan nào? Có phải nộp lệ phí hay không?
Pháp luật
Cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác thì nộp đơn đến cơ quan thẩm quyền nào?
Pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước theo quy định là những cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
1,114 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào