Cá nhân có được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới hay không?
- Cá nhân có được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới hay không?
- Cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới bao gồm những loại nào?
- Trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới được quy định như thế nào?
Cá nhân có được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới hay không?
Căn cứ Điều 15 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm như sau:
Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức, cá nhân trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện quy định của Luật này và pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học của Việt Nam.
4. Việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam cho bên thứ ba phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
...
Theo quy định, tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới theo quy định.
Cá nhân có được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới bao gồm những loại nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Quy định về trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh
1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm: con giống, trứng giống, tinh, phôi.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện đúng mục đích, nội dung đã đăng ký với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3. Định kỳ hằng năm vào tháng 12 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản và bản điện tử về tình hình và kết quả sử dụng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đã trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới bao gồm: con giống, trứng giống, tinh, phôi.
Trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới được quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm được quy định tại Điều 16 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
Trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm:
a) Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm;
b) Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi;
c) Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biểu mẫu hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định, trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm để tạo giống vật nuôi mới được quy định như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm:
- Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm;
- Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi;
- Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
(2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính tiền nghỉ hưu trước tuổi cho cán bộ công chức cấp xã khi tinh giản biên chế theo Nghị định 29?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng dành cho chủ điểm là cá nhân?
- Viết đoạn văn miêu tả một món đồ chơi gắn bó với em lớp 3? Đoạn văn miêu tả một món đồ chơi gắn bó với em lớp 3 hay nhất, sinh động?
- Quyết định 614/QĐ-BVHTTDL quy định cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Xuất bản, In và Phát hành như thế nào?
- Lễ hội Đền Hùng 2025 ngày nào? Phần lễ quan trọng nhất của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là gì? Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào lúc nào?