Cá nhân cho người khác mượn sử dụng chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi có thể bị xử phạt như thế nào?
- Cá nhân cho người khác mượn sử dụng chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi có thể bị xử phạt như thế nào?
- Cá nhân cho mượn chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ vĩnh viễn không?
- Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền xử phạt đối với cá nhân cho mượn chứng chỉ chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi không?
Cá nhân cho người khác mượn sử dụng chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi có thể bị xử phạt như thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm quy định về chứng chỉ, giấy phép trong quản lý giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho người khác thuê, mượn sử dụng chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi;
b) Hành nghề thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi nhưng không có Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các loại giấy tờ sau đây:
a) Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi;
b) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi.
...
Theo quy định trên thì cá nhân có hành vi cho người khác mượn sử dụng chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi có thể bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Cho mượn sử dụng chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi (Hình từ Internet)
Cá nhân cho mượn chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ vĩnh viễn không?
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm quy định về chứng chỉ, giấy phép trong quản lý giống vật nuôi
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định nêu trên thì cá nhân cho người khác mượn chứng chỉ chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi chỉ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ từ 03 tháng đến 06 tháng mà không phải là vĩnh viễn.
Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền xử phạt đối với cá nhân cho mượn chứng chỉ chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 44 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 13 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Thanh tra, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra:
a) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; khoản 1, 2 và 3 Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33 và Điều 35 Nghị định này;
...
Theo điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 7 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra
...
4. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
...
Như vậy, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền xử phạt đối với cá nhân cho người khác mượn chứng chỉ chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?