Ca dao tục ngữ về ngày 22 12? Mục đích yêu cầu trong việc tuyên truyền Ngày 22 12 theo Hướng dẫn 160 là gì?
Ca dao tục ngữ về ngày 22 12?
Căn cứ Mục 1 Phần I Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 và khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 thì:
Ngày 22 tháng 12 là Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân và Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. |
Ca dao tục ngữ về ngày 22 12
(1) Bắc Nam là con một nhà, Là gà một mẹ, là hoa một cành. Nguyện cùng biển thẳm non xanh, Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền. (2) Đấu tranh thống nhất non sông, Ngàn năm để thỏa ước mong Bác Hồ. (3) Giặc Mỹ đã tan, miền Nam giải phóng, Cờ sao bay lồng lộng Sài Gòn, Bay vô từng xóm, từng thôn, Lúa xanh, điệp đỏ, nhịp máy dồn tiếng hát, câu ca. (4) Đố ai quét sạch lá rừng, Đố ai cướp được cả rừng lòn bon. Thù cao như núi như non, Lòng này như thể keo sơn chẳng rời. Đố ai cắt nước làm đôi, Vành trăng xẻ nửa, mặt trời chia hai. (5) Cho dù Mỹ ngụy trăm tay, Quyết không chia được đất này làm hai. Cho dù cạn nước Đồng Nai, Nát chùa Thiên Mụ không phai lòng vàng. (6) Ai về Yên Dưỡng, Hoàng Mô, Mà xem quân lính Cụ Hồ sang sông. Đêm ngày mê mải chiến công, Thoáng nom như có cả chồng em kia. (7) Hoa cà hoa bắp Nở khắp cánh đồng, Này vải đâm bông, Bên vồng khoai sắn… Em mong sao mưa nắng thuận hòa, Tình khoai, nghĩa lúa, trẻ già ấm no; Nuôi anh bộ đội Cụ Hồ, Đánh đâu thắng đấy, giữ cờ vàng sao. (8) Xôn xao tiếng giục xuống thuyền, Chen vai sát cánh ngồi bên mạn chèo. Trăng lên in bóng gương treo, Dưới dòng nước chảy như theo đoàn người. (9) Bóng mây chiều hiu hiu gió thổi, Bên Cửa Tùng sóng dội thuyền xao. Dẫu cho giặc Mỹ ngăn giậu, đón rào, Bắc Nam vẫn một, máu đào vẫn chung. (10) Kề vai sát cánh. (11) Vào sinh ra tử. (12) Gan vàng dạ sắt. (13) Muôn người như một. (14) Vì nước quên mình. (15) Yêu nước thương nòi. (16) Quyết chiến quyết thắng. (17) Quân lệnh như sơn. (18) Trung với nước hiếu với dân. (19) Quân cường nước thịnh / Binh cường nước mạnh. (20) Chết vinh còn hơn sống nhục. |
Ca dao tục ngữ về ngày 22 12? Mục đích yêu cầu trong việc tuyên truyền Ngày 22 12 theo Hướng dẫn 160 là gì? (Hình từ Internet)
Mục đích yêu cầu trong việc tuyên truyền Ngày 22 12 theo Hướng dẫn 160 là gì?
Mục đích yêu cầu trong việc tuyên truyền Ngày 22 12/ tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) được quy định tại Phần I Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024, cụ thể như sau:
(1) Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thành tựu to lớn của 35 năm xây dựng nền quốc phòng toàn dân; khẳng định sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong sự trưởng thành, chiến đấu, chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
(2) Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm nhằm khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ra sức phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, thi đua hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị năm 2024, chào mừng ngày lễ lớn của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
(3) Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm được tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế, đúng quy định hiện hành và hướng tới Nhân dân, để Nhân dân được thụ hưởng; đồng thời lồng ghép với việc tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, các sự kiện chính trị của đất nước, ban, bộ, ngành, địa phương, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong toàn Đảng và xã hội.
Ngày 22 tháng 12 có phải ngày lễ lớn?
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 22 tháng 12 không phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 121:2025/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới từ 1/1/2025 thế nào?
- Tham luận Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam ngắn gọn? Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là tổ chức của ai?
- Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập có yêu cầu về tính độc lập, khách quan không?
- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực có được xem là cơ sở pháp lý cao nhất mà các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện không?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng đưa vào hoạt động, khai thác sử dụng trên toàn quốc từ ngày nào?