Cá basa mắc bệnh gan thận mủ sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Bệnh gan thận mủ ở cá basa là do loại vi khuẩn nào gây nên?

Cá basa mắc bệnh gan thận mủ là do tác nhân nào gây nên và khi mắc bệnh thì cá basa sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào mà người nuôi có thể nhận biết? Những loại thuốc thử và vật liệu thử nào có thể dùng trong việc chẩn đoán bệnh của cá? Câu hỏi của anh Hiệp từ Nha Trang.

Bệnh gan thận mủ ở cá basa là do loại vi khuẩn nào gây nên?

Cá basa mắc bệnh gan thận mủ

Cá basa mắc bệnh gan thận mủ (Hình từ Internet)

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-16:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 16: Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn quy định về vi khuẩn gây nên bênh gan thận mủ ở cá basa như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Bệnh gan thận mủ trên cá da trơn (Enteric septicaemia of catfish - ESC)
Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri xâm nhập vào gan, thận và lách (tỳ tạng) của cá da trơn gây nên những đốm trắng như đốm mủ ở các tổ chức này.
CHÚ THÍCH: Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn hình que, gram âm, di động, không sinh bào tử, thuộc họ Enterobacteriaceae.

Theo đó, bệnh gan thận mủ ở cá basa do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri xâm nhập vào gan, thận và lách (tỳ tạng) của cá da trơn gây nên những đốm trắng như đốm mủ ở các tổ chức này.

Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn hình que, gram âm, di động, không sinh bào tử, thuộc họ Enterobacteriaceae.

Cá basa mắc bệnh gan thận mủ sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-16:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 16: Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn quy định về triệu chứng lâm sàng khi cá basa bệnh gan thận mủ như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
- Loài mẫn cảm: Cá tra, cá basa và một số loài cá da trơn nước ngọt khác;
- Mùa xuất hiện bệnh: Bệnh gan thận mủ xuất hiện trên cá tra hầu như quanh năm, nhưng bệnh xảy ra nặng nhất vào lúc giao mùa, mùa mưa, thường bùng phát vào các tháng 7, 8, 10, 11;
CHÚ THÍCH: Đối với cá da trơn nuôi tại Mỹ thời gian bùng phát bệnh vào mùa xuân và mùa thu.
- Tần suất xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện nhiều lần trong 1 vụ nuôi;
- Bệnh xảy ra trên cá tra ở tất cả các giai đoạn nuôi, nhưng chủ yếu đối với cá dưới 400 g;
- Đường lây truyền: Edwardsiella ictaluri có thể xâm nhập vào cơ thể cá từ môi trường nước qua da, qua mang cá hoặc qua miệng.
5.2 Triệu chứng lâm sàng
5.2.1 Giai đoạn cá mới nhiễm bệnh
- Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi.
5.2.2 Giai đoạn cá nhiễm nặng
- Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, không có phản ứng với tiếng động xung quanh;
- Cá giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn;
- Cá có hiện tượng xuất huyết trên da, các gốc vây, hậu môn, phù mắt và sưng đầu;
- Gan, thận, lách có nhiều đốm trắng (như đốm mủ);
- Một số cá bệnh còn biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, số lượng cá chết hàng ngày cao và tỷ lệ chết tăng dần.
5.3 Bệnh tích
- Mổ khám quan sát thấy có nhiều đốm trắng trên gan, thận và lách;
- Thận, lách có hiện tượng xuất huyết, nhiều vùng bị hoại tử trầm trọng.

Như vậy, cá basa mắc bệnh gan thận mủ thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như sau:

- Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi.

- Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, không có phản ứng với tiếng động xung quanh;

- Cá giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn;

- Cá có hiện tượng xuất huyết trên da, các gốc vây, hậu môn, phù mắt và sưng đầu;

- Gan, thận, lách có nhiều đốm trắng (như đốm mủ);

- Một số cá bệnh còn biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, số lượng cá chết hàng ngày cao và tỷ lệ chết tăng dần.

Thuốc thử và vật liệu thử dùng để chẩn đoán bệnh gan thận mủ ở cá basa gồm những loại nào?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-16:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 16: Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn quy định quy định về thuốc thử và vật liệu thử để chẩn đoán bệnh gan thận mủ ở cá basa như sau:

Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có nuclease, trừ khi có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung
3.1.1 Etanol, 70 % (thể tích), 90 % (thể tích) và etanol tuyệt đối.
3.1.2 Nước tinh khiết (không có nuclease).
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn
3.2.1 Môi trường nuôi cấy chọn lọc EIA (thạch Edwardsiella ictaluri).
3.2.2 Môi trường nuôi cấy NA (thạch dinh dưỡng) hoặc môi trường nuôi cấy TSA (thạch đậu tương trypton).
3.2.3 Thuốc nhuộm Gram (xem A.1).
3.2.4 Môi trường và thuốc thử để xác định đặc tính sinh hóa (xem phụ lục B).
3.2.5 Nước muối sinh lý, dung dịch natri clorua (NaCI) 0,9 %.
3.3 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction).
3.3.1 Kít tách chiết ADN (acid deoxyribo nucleic), Protein K.
3.3.2 Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit).
3.3.3 Cặp mồi - primer (gồm mồi xuôi, mồi ngược) (xem bảng 2).
3.3.4 Agarose.
3.3.5 Dung dịch đệm TAE (Tris-acetate - EDTA) hoặc TBE (Tris-brorate - EDTA)
Thành phần
Dung dịch TAE (hoặc TBE) 10X 100 ml
Nước đá khử ion 900 ml
Tổng: 1000 ml dung dịch TAE (TBE) 1X
Chuẩn bị
Lấy 100 ml dung dịch TAE (TBE) 10X hòa chung với 900 ml nước khử ion, khuấy và lắc đều.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
3.3.6 Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe.
3.3.7 Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X).
3.3.8 Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.3.9 Thang chuẩn ADN (Marker).
3.4 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho Real-time PCR.
3.4.1 Kít nhân gen Real-time PCR.
3.4.2 Cặp mồi - primer (gồm mồi xuôi, mồi ngược) và mẫu dò (xem bảng 6).

Theo đó, thuốc thử và vật liệu thử dùng cho việc chẩn đoán bệnh gan thận mủ ở cá basa gồm những loại trên. Tùy vào phương pháp chẩn đoán mà loại thuốc thử và vật liệu thử sẽ khác nhau.

Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn:

- Môi trường nuôi cấy chọn lọc EIA (thạch Edwardsiella ictaluri).

- Môi trường nuôi cấy NA (thạch dinh dưỡng) hoặc môi trường nuôi cấy TSA (thạch đậu tương trypton).

- Thuốc nhuộm Gram (xem A.1).

- Môi trường và thuốc thử để xác định đặc tính sinh hóa (xem phụ lục B).

- Nước muối sinh lý, dung dịch natri clorua (NaCI) 0,9 %.

Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction).

- Kít tách chiết ADN (acid deoxyribo nucleic), Protein K.

- Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit).

- Cặp mồi - primer (gồm mồi xuôi, mồi ngược) (xem bảng 2).

- Agarose.

- Dung dịch đệm TAE (Tris-acetate - EDTA) hoặc TBE (Tris-brorate - EDTA)

Tiêu chuẩn Việt Nam
Bệnh gan thận mủ ở cá basa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015) xác định sự tác động của chất lỏng trong Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp Danh mục công trình xây dựng phải trang bị Thiết bị báo cháy cục bộ theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm là gì? Thông tin truy xuất nguồn gốc logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm gồm những loại thông tin nào?
Pháp luật
Tôm hùm đông lạnh nhanh được chế biến từ những loài nào? Thành phần cơ bản của tôm hùm đông lạnh nhanh gồm những gì?
Pháp luật
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà là gì? Quy định về trang bị Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà?
Pháp luật
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN310:2010 về Thép và gang sử dụng phương pháp phân tích hóa học để xác định hàm lượng asen thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn chọn chiến lược lấy mẫu, khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao?
Pháp luật
Hệ thống chữa cháy bằng bột là gì? Trong các khu vực được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bột phải trang bị những gì?
Pháp luật
Dứa quả tươi phải đáp ứng các yêu cầu nào về độ chín? Sai số cho phép về chất lượng trong mỗi lô dứa quả tươi hạng đặc biệt là mấy %?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn Việt Nam
1,678 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêu chuẩn Việt Nam Bệnh gan thận mủ ở cá basa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào