Búp bê tình dục có phải sản phẩm đồi trụy? Mua búp bê tình dục qua mạng có vi phạm pháp luật không?
Búp bê tình dục có phải sản phẩm đồi trụy?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về sản phẩm đồi trụy. Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định nghiêm cấm các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái.
Có thể thấy, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định búp bê tình dục là hàng cấm cũng như chưa có một cơ quan giám định văn hóa có thẩm quyền nào xác định nó là sản phẩm đồi trụy.
Mua búp bê tình dục qua mạng có vi phạm pháp luật không?
Trước đây, tại Phụ lục I - Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP có quy định các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách thuộc loại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, tuy nhiên hiện nay việc sử dụng văn bản này không còn phù hợp.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 và được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022) thì hoạt động kinh doanh búp bê tình dục không thuộc các ngành nghề này. Do đó về nguyên tắc vẫn có thể kinh doanh mặt hàng trên.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cơ quan quản lý thị trường vẫn có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh búp bê tình dục trong trường hợp búp bê tình dục thuộc loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc gây phương hại đến đạo đức lối sống.
Theo đó, trường hợp của bạn mua búp bê tình dục qua mạng thì có thể được xem là chỉ thực hiện giao dịch mua bán dân sự bình thường và không trái quy định của pháp luật.
Búp bê tình dục có phải sản phẩm đồi trụy? Mua búp bê tình dục qua mạng có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào người truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị đi tù?
Người truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tùy theo mức độ và hành vi phạm tội mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 124 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
* Hình phạt chính:
Khung 01: Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
- Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
- Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
- Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 02: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
- Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;
- Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;
- Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;
- Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;
- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 03: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;
- Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;
- Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;
- Phổ biến cho 101 người trở lên.
* Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- Bộ luật Hình sự 2015
- Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022
- Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- Luật Đầu tư 2020
- Nghị định 59/2006/NĐ-CP
- Nghị định 103/2009/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?