Bước đầu tiên trong đánh giá an toàn công trình xây dựng là gì? Trách nhiệm của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành?
- Bước đầu tiên trong đánh giá an toàn công trình xây dựng là gì?
- Trách nhiệm của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong đánh giá an toàn công trình gồm những trách nhiệm nào?
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quy định ra sao?
Bước đầu tiên trong đánh giá an toàn công trình xây dựng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 36 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình
1. Lập và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn.
2. Tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình.
3. Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn.
4. Gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
Theo đó, bước đầu tiên trong đánh giá an toàn công trình xây dựng là lập và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trách nhiệm của tổ chức đánh giá an toàn công trình như sau:
- Lập đề cương đánh giá an toàn công trình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xây dựng, trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê duyệt;
- Thực hiện đánh giá an toàn công trình theo đề cương được phê duyệt;
- Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn và trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá an toàn do mình thực hiện. Việc xác nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàn của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về công tác đánh giá an toàn do tổ chức kiểm định thực hiện.
Bước đầu tiên trong đánh giá an toàn công trình xây dựng là gì? Trách nhiệm của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong đánh giá an toàn công trình gồm những trách nhiệm nào?
Căn cứ quy định tại Điều 37 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Nội dung đánh giá an toàn công trình
1. Kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.
2. Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường, bao gồm: độ ồn, mức độ ô nhiễm của khói, bụi và các chất gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; an toàn cháy nổ; kết quả kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.
3. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm:
a) Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình;
b) Công bố các tổ chức kiểm định đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng chuyên ngành;
c) Quy định danh mục các công trình phải được cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình.
Theo quy định trên, trách nhiệm của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong đánh giá an toàn công trình bao gồm:
- Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình;
- Công bố các tổ chức kiểm định đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng chuyên ngành;
- Quy định danh mục các công trình phải được cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quy định ra sao?
Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Tổ chức thực hiện việc đánh giá an toàn công trình theo quy định tại Điều 36 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình;
(2) Bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình cho tổ chức kiểm định làm cơ sở để lập đề cương đánh giá an toàn công trình, bao gồm: hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình.
Trường hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ của công trình không đủ thông tin phục vụ công tác đánh giá an toàn, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng công trình để phục vụ công tác đánh giá an toàn;
(3) Tổ chức thẩm tra và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn công trình;
(4) Tổ chức giám sát việc thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình;
(5) Xem xét và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình;
(6) Gửi 01 bản báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
(7) Lưu trữ hồ sơ đánh giá an toàn vào hồ sơ phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?