Bóng đèn huỳnh quang hai đầu là gì? Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy của bóng đèn huỳnh quang hai đầu được quy định như thế nào?
Bóng đèn huỳnh quang hai đầu là gì?
Bóng đèn huỳnh quang hai đầu được giải thích tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5175:2014 (IEC 61195:2012) như sau
Bóng đèn huỳnh quang hai đầu (double-capped fluorescent lamp)
Bóng đèn phóng điện thủy ngân dạng ống áp suất thấp có hai đầu đèn, trong đó phần lớn ánh sáng của bóng đèn được phát ra từ lớp vật liệu huỳnh quang bị kích thích bởi bức xạ cực tím do phóng điện.
Như vậy, bóng đèn huỳnh quang hai đầu là bóng đèn phóng điện thủy ngân dạng ống áp suất thấp có hai đầu đèn, trong đó phần lớn ánh sáng của bóng đèn được phát ra từ lớp vật liệu huỳnh quang bị kích thích bởi bức xạ cực tím do phóng điện.
Bóng đèn huỳnh quang hai đầu (Hình từ Internet)
Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy của bóng đèn huỳnh quang hai đầu được quy định như thế nào?
Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy của bóng đèn huỳnh quang hai đầu được quy định tại tiểu mục 2.7 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5175:2014 (IEC 61195:2012) như sau:
Yêu cầu về an toàn
...
2.7. Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy
2.7.1. Vật liệu cách điện của đầu đèn phải có đủ khả năng chịu nhiệt.
2.7.2. Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới đây.
Mẫu được thử nghiệm trong tủ gia nhiệt ở nhiệt độ 125oC ± 5oC trong 168 h.
Đối với đầu đèn kiểu G13 được sử dụng với bóng đèn có công suất danh nghĩa lớn hơn 40 W, mẫu phải được thử nghiệm ở nhiệt độ 140oC ± 5oC.
Khi kết thúc thử nghiệm, các mẫu không được có bất kỳ thay đổi nào làm mất an toàn sau này, đặc biệt trong các khía cạnh sau:
- suy giảm khả năng bảo vệ chống điện giật như yêu cầu trong 2.4 và 2.5;
- lỏng chân cắm của đầu đèn, nứt, phồng rộp hoặc co ngót khi kiểm tra bằng mắt.
Kết thúc thử nghiệm, các kích thước phải phù hợp với yêu cầu của 2.3.2.
2.7.3. Bộ phận bên ngoài bằng vật liệu cách điện phải có khả năng chịu nhiệt không bình thường và chịu cháy.
2.7.4. Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới đây.
Các bộ phận phải chịu thử nghiệm bằng cách sử dụng sợi dây nóng đỏ bằng niken-crôm được gia nhiệt đến 650oC. Thiết bị thử nghiệm như mô tả trong IEC 60695-2-1/0.
Mẫu cần thử nghiệm được lắp thẳng đứng trên giá chuyển động và được ép lên đầu của sợi dây nóng đỏ với lực 1 N, ưu tiên ép vào vị trí cách mép trên của mẫu một khoảng là 15 mm hoặc lớn hơn. Phần sợi dây nóng đỏ tiến sâu vào mẫu được hạn chế bằng cơ khí ở mức 7 mm. Sau 30 s, rút mẫu ra không cho tiếp xúc với đầu của sợi dây nóng đỏ nữa.
Bất cứ chỗ cháy thành ngọn lửa hay chỗ cháy đỏ nào của mẫu đều phải tự tắt trong vòng 30 s tính từ khi rút sợi dây nóng đỏ ra và các tàn lửa hoặc giọt vật liệu nóng chảy không được gây cháy giấy bản gồm năm lớp, trải nằm ngang bên dưới và cách mẫu 200 mm ± 5 mm.
Nhiệt độ của sợi dây nóng đỏ và dòng điện gia nhiệt phải giữ không đổi trong 1 min trước khi bắt đầu thử nghiệm. Phải lưu ý để đảm bảo rằng bức xạ nhiệt không ảnh hưởng đến mẫu trong suốt thời gian thử nghiệm. Đo nhiệt độ của đầu sợi dây nóng đỏ bằng nhiệt ngẫu dây mảnh có vỏ bọc và được hiệu chuẩn như mô tả trong IEC 60695-2-1/0.
CHÚ THÍCH: Cần có các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho người thực hiện thử nghiệm chống các rủi ro:
- nổ hoặc cháy;
- hít phải khói và/hoặc chất độc hại;
- chất độc hại sau khi cháy.
Như vậy, khả năng chịu nhiệt và chịu cháy của bóng đèn huỳnh quang hai đầu được quy định cụ thể trên.
Việc ghi nhãn đối với bóng đèn huỳnh quang hai đầu được thực hiện như thế nào?
Việc ghi nhãn đối với bóng đèn huỳnh quang hai đầu được thực hiện theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5175:2014 (IEC 61195:2012) như sau:
Yêu cầu về an toàn
...
2.2. Ghi nhãn
2.2.1. Các thông tin dưới đây phải được ghi rõ ràng và bền trên bóng đèn:
a) nhãn xuất xứ (thông tin này có thể là nhãn thương mại, tên nhà chế tạo hoặc tên đại lý được ủy quyền);
b) công suất danh nghĩa (ghi nhãn là “W” hoặc “oát”) hoặc chỉ thị khác để nhận biết bóng đèn.
CHÚ THÍCH: Ở một số nước, ghi nhãn chiều dài bóng đèn thay vì ghi nhãn công suất.
2.2.2. Kiểm tra sự phù hợp như sau:
a) kiểm tra sự có mặt của nhãn và độ rõ của nhãn bằng mắt;
b) kiểm tra độ bền của nhãn bằng cách áp dụng thử nghiệm dưới đây trên các bóng đèn chưa qua sử dụng.
Cầm một mảnh vải mềm thấm đẫm nước chà xát lên vùng có ghi nhãn trên bóng đèn trong thời gian 15 s. Sau thử nghiệm này, nhãn vẫn phải rõ ràng.
...
Theo đó, việc ghi nhãn đối với bóng đèn huỳnh quang hai đầu được thực hiện như sau:
Các thông tin dưới đây phải được ghi rõ ràng và bền trên bóng đèn:
- Nhãn xuất xứ (thông tin này có thể là nhãn thương mại, tên nhà chế tạo hoặc tên đại lý được ủy quyền);
- Công suất danh nghĩa (ghi nhãn là “W” hoặc “oát”) hoặc chỉ thị khác để nhận biết bóng đèn.
CHÚ THÍCH: Ở một số nước, ghi nhãn chiều dài bóng đèn thay vì ghi nhãn công suất.
Kiểm tra sự phù hợp như sau:
- Kiểm tra sự có mặt của nhãn và độ rõ của nhãn bằng mắt;
- Kiểm tra độ bền của nhãn bằng cách áp dụng thử nghiệm dưới đây trên các bóng đèn chưa qua sử dụng.
Cầm một mảnh vải mềm thấm đẫm nước chà xát lên vùng có ghi nhãn trên bóng đèn trong thời gian 15 s. Sau thử nghiệm này, nhãn vẫn phải rõ ràng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?