Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người học nghề gây ra tai nạn thì ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
- Có bắt buộc phải ký hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề không? Chi phí đào tạo nghề bao gồm những khoản nào?
- Hợp đồng đào tạo nghề theo quy định bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
- Trường hợp người học nghề gây tai nạn thì ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định về học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:
(1) Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
(2) Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
(3) Người học nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề. Người học nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
(4) Trong thời gian học nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
(5) Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động.
Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Có bắt buộc phải ký hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề không? Chi phí đào tạo nghề bao gồm những khoản nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 thì hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Các khoản chi phí đào tạo nghề căn cứ theo khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định bao gồm:
(1) Các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy
(2) Tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương
(3) Tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
(4) Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Hợp đồng đào tạo nghề theo quy định bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Nghề đào tạo
(2) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo
(3) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo
(4) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
(5) Trách nhiệm của người sử dụng lao động
(6) Trách nhiệm của người lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Trường hợp người học nghề gây tai nạn thì ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Căn cứ Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau:
Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định trên, thì trong trường hợp người học nghề lái xe của khách hàng và gây tại nạn thì việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện như sau:
(1) Bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hành do hành vi gây hư hỏng xe của khách. Bởi vì bạn là người dạy nghề và bạn đã nhờ người học nghề đó lái xe của khách đi kiểm tra. Như vậy, đây được xem là thiệt hại gây ra trong khi thực hiện công việc được giao.
(2) Bên cạnh đó bạn có quyền yêu cầu người học nghề đó hoàn trả lại cho bạn một khoản tiền theo quy định của pháp luật do người học nghề đó gây tai nạn dẫn đến thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?