Bộ Tư pháp có trực tiếp theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại các địa phương hay không? Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật là gì?
Bộ Tư pháp có trực tiếp theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại các địa phương hay không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP quy định về phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:
Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
3. Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Từ quy định trên, có thể thấy Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước. Còn đối với tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương, Ủy ban nhân dân là cơ quan trực tiếp thực hiện trách nhiệm theo dõi, ddoognf thời nhận được sự phối hợp từ các cơ quan khác như:
- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp
- Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Do đó, Bộ Tư pháp không phải là cơ quan trực tiếp theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở địa phương.
Bộ Tư pháp có trực tiếp theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại các địa phương hay không? Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật là gì? (Hình từ Internet)
Việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 59/2012/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc cần tuân thủ khi tiến hành theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:
Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Khách quan, công khai, minh bạch.
2. Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.
3. Kết hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn.
4. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định.
5. Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân.
Cá nhân có thể tham gia vào hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật cùng các cơ quan, tổ chức hay không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 59/2012/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP quy định về sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật cụ thể như sau:
Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Căn cứ điều kiện cụ thể và yêu cầu của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp huy động Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo cơ chế cộng tác viên.
4. Quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
a) Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
b) Các tổ chức quy định tại khoản 3 Điều này được huy động tham gia làm cộng tác viên phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cá nhân được huy động tham gia làm cộng tác viên phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
c) Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp lu ật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, cá nhân vẫn có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật với tư cách là cộng tác viên.
Việc trở thành cộng tác viên tham gia thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cá nhân phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại khoản 4 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?