Bộ trưởng Bộ Y tế là ai? Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm giải quyết công việc gì? Bộ trưởng Bộ y tế được ký văn bản nào?
Bộ trưởng Bộ Y tế là ai?
Theo Điều 3 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Bộ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, có thể hiểu Bộ trưởng Bộ Y tế là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ Y tế, lãnh đạo công tác của Bộ Y tế; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực y tế; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực y tế trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ Y tế là ai? Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm giải quyết công việc gì? Bộ trưởng Bộ y tế được ký văn bản nào? (hình từ internet)
Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm giải quyết công việc gì?
Theo Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định về trách nhiệm giải quyết công việc của Bộ trưởng như sau:
- Bộ trưởng là Thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước của Bộ; chỉ đạo, điều hành Bộ thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
- Trực tiếp chỉ đạo các công việc quan trọng, các nhiệm vụ mang tính chiến lược thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Y tế và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
- Phân công các Thứ trưởng chỉ đạo giải quyết các lĩnh vực, chỉ đạo công tác của một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; theo dõi công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ đảm bảo đúng quy định.
- Phân cấp, ủy quyền cho các Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định; phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Bộ, ngành và tổ chức khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Bộ hoặc các vấn đề do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
- Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, các cơ quan chuyên ngành ở địa phương, các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ.
- Trình hoặc phân công Thứ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, phạm vi và cách thức giải quyết công việc như sau:
- Những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác và những vấn đề được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền.
- Chỉ đạo các Thứ trưởng giải quyết một số công việc; trực tiếp giải quyết một số công việc đã giao cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực trong trường hợp cần thiết hoặc những việc liên quan đến từ hai Thứ trưởng trở lên và các công việc có ý kiến chưa thống nhất giữa các Thứ trưởng.
- Thành lập các tổ công tác, nhóm tư vấn giúp Bộ trưởng giải quyết những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực.
- Ngoài các cách thức giải quyết công việc nêu trên, Bộ trưởng giải quyết công việc thông qua: Đi công tác, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương, cơ sở; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; tiếp xúc, trả lời kiến nghị của cử tri; họp báo; tiếp công dân và các cách thức giải quyết công việc khác.
- Trong trường hợp Bộ trưởng đi công tác nước ngoài hoặc trong các trường hợp cần thiết, Bộ trưởng ủy quyền bằng văn bản cho một Thứ trưởng điều hành giải quyết công việc của Bộ.
Bộ trưởng Bộ y tế được ký văn bản nào?
Theo Điều 13 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định Bộ trưởng Bộ y tế ký các văn bản sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; văn bản quản lý hành chính của Bộ, các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế, các văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ theo quy định của pháp luật.
- Các văn bản trình các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Phê duyệt các dự án, đề án, văn bản, hiệp định được Chính phủ ủy quyền.
- Phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư theo phân cấp về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Bộ.
- Văn bản ủy quyền cho Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Khi đã được ủy quyền bằng văn bản thì được ký thừa ủy quyền và được dùng con dấu của Bộ.
- Các văn bản phức tạp có liên quan tới nhiều lĩnh vực hoặc văn bản khác mà Bộ trưởng thấy cần thiết.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn khấn rằm tháng 3 năm 2025 trong nhà, ngoài trời tài lộc may mắn? Bài cúng rằm tháng 3? Bài khấn rằm tháng 3 năm 2025?
- Tử vi tháng 3 âm lịch 2025 của 12 con giáp chi tiết? Dự đoán tháng 3 âm lịch năm 2025 Ất Tỵ?
- Lời chúc Ngày người khuyết tật Việt Nam ý nghĩa? Lời chúc người khuyết tật cảm động? Quyền của người khuyết tật là gì?
- Khởi ngữ là gì? Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ? Hành vi nghiêm cấm học sinh trung học cơ sở không được làm là gì?
- Đáp án tuần 3 cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng năm 2025 ra sao?