Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền ký các văn bản nào? Có thể giao các Thứ trưởng ký thay các văn bản nào?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền ký các văn bản nào?
Thẩm quyền ký văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2402/QĐ-BTP năm 2017 như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; văn bản quản lý hành chính của Bộ, các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế, các văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ theo quy định của pháp luật;
- Các văn bản trình các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Phê duyệt các dự án, đề án, văn bản, hiệp định được Chính phủ ủy quyền;
- Phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư theo phân cấp về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Bộ;
- Văn bản ủy quyền cho Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
+ Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.
+ Khi đã được ủy quyền bằng văn bản thì được ký thừa ủy quyền và được dùng con dấu của Bộ;
- Các văn bản phức tạp có liên quan tới nhiều lĩnh vực hoặc văn bản khác mà Bộ trưởng thấy cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể giao các Thứ trưởng ký thay các văn bản nào?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể giao các Thứ trưởng ký thay các văn bản được căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2402/QĐ-BTP năm 2017 như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng;
- Văn bản, quyết định theo quy định của pháp luật và của Bộ về phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức cán bộ, tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Bộ Tư pháp;
- Văn bản góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản góp ý các dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Văn bản thẩm định dự thảo nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Các văn bản góp ý, cung cấp ý kiến pháp lý theo yêu cầu của Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Trung ương và các Ban đảng;
- Các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ quy định tại khoản 3 Điều này có nội dung phức tạp, còn ý kiến khác nhau giữa các Bộ, ngành trung ương nếu Thứ trưởng thấy cần thiết;
- Văn bản khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền ký các văn bản nào? Có thể giao các Thứ trưởng ký thay các văn bản nào? (Hình từ Internet)
Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được quy định thế nào?
Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2402/QĐ-BTP năm 2017 như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng
...
2. Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng
a) Trực tiếp giải quyết công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ bao gồm cả những việc đã phân công cho các Thứ trưởng nhưng Bộ trưởng thấy cần thiết phải giải quyết vì nội dung cấp bách hoặc quan trọng; những việc liên quan đến từ hai Thứ trưởng trở lên, nhưng các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau;
b) Phân công các Thứ trưởng theo dõi, chỉ đạo, giải quyết một số công việc, lĩnh vực, địa bàn công tác và một số đơn vị thuộc Bộ;
c) Khi Bộ trưởng vắng mặt hoặc nếu thấy cần thiết, Bộ trưởng ủy nhiệm cho một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng điều hành công việc của Bộ; khi Thứ trưởng vắng mặt, Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc hoặc phân công một Thứ trưởng khác giải quyết công việc đã phân công cho Thứ trưởng vắng mặt;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ;
đ) Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo phạm vi lãnh thổ theo quy định của pháp luật; phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể theo quy định của pháp luật;
e) Ngoài các cách thức giải quyết công việc nêu trên, Bộ trưởng giải quyết công việc thông qua: Đi công tác; kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật tại địa phương; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của cử tri, người dân, doanh nghiệp; trả lời kiến nghị của địa phương; họp báo; tiếp công dân; tiếp công chức, viên chức thuộc Bộ và các hình thức giải quyết công việc khác.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?