Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với những hành vi nào? Bộ trưởng có trách nhiệm gì trong việc xử lý đơn khiếu nại?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với những hành vi nào?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 456/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
1. Về giải quyết khiếu nại
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Quyết định kỷ luật do mình ban hành.
b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định đã được giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết, bao gồm:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ.
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
- Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
c) Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ.
...
Như vậy, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định đã được giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết, bao gồm:
(1) Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ.
(2) Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
(3) Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong việc xử lý đơn khiếu nại?
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được quy định tại Điều 6 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 456/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
...
2. Về xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
a) Chuyển đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh tới cá nhân hoặc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ trong trường hợp Bộ trưởng tiếp nhận đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
b) Phân công Thứ trưởng, chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh theo quy định pháp luật.
3. Về giải quyết khiếu nại
a) Thụ lý giải quyết, thông báo cho người khiếu nại theo quy định tại các Điều 27, 36, 50 Luật Khiếu nại, Điều 16 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 124/2020/NĐ-CP).
...
Như vậy, theo quy định, trong việc xử lý đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
(1) Chuyển đơn khiếu nại tới cá nhân hoặc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ trong trường hợp Bộ trưởng tiếp nhận đơn khiếu nại.
(2) Phân công Thứ trưởng, chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ xử lý đơn khiếu nại theo quy định pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì khi được Bộ trưởng phân công phụ trách công tác giải quyết khiếu nại?
Trách nhiệm của Thứ trưởng Bộ Nội vụ được quy định tại Điều 7 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 456/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Trách nhiệm của Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Khi được Bộ trưởng phân công phụ trách công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, Thứ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về các nhiệm vụ được Bộ trưởng phân công.
2. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong việc thực hiện quy định pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và Quy chế này.
3. Thực hiện theo các quy định khác tại Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ được ban hành theo Quyết định số 609/QĐ-BNV ngày 16/8/2022.
4. Báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định, khi được Bộ trưởng phân công phụ trách công tác giải quyết khiếu nại thì Thứ trưởng Bộ Nội vụ có các trách nhiệm sau đây:
(1) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về các nhiệm vụ được Bộ trưởng phân công.
(2) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong việc thực hiện quy định pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại.
(3)Thực hiện theo các quy định khác tại Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ được ban hành theo Quyết định 609/QĐ-BNV ngày 16/8/2022.
(4) Báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?