Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm theo quy định?
Bộ Tài chính có nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm không?
Theo căn cứ tại Điều 1 Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Tài chính có nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm.
Bộ Tài chính có nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm không? (hình từ internet).
Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm?
Theo khoản 14 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Quản lý nhà nước về bảo hiểm:
a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm;
b) Cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động và đình chỉ nội dung hoạt động đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ; cấp phép và quản lý hoạt động đối với Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường bảo hiểm thực hiện đúng pháp luật;
đ) Quản lý việc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm;
e) Tổ chức thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm.
...
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm được quy định như sau:
- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm;
- Cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động và đình chỉ nội dung hoạt động đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ; cấp phép và quản lý hoạt động đối với Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường bảo hiểm thực hiện đúng pháp luật;
- Quản lý việc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm;
- Tổ chức thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm.
Các tổ chức hành chính nào giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Theo Điều 3 Nghị định 14/2023/NĐ-CP thì các tổ chức hành chính sau đây giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
- Vụ Ngân sách nhà nước.
- Vụ Đầu tư.
- Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
- Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Thanh tra.
- Văn phòng.
- Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
- Cục Quản lý công sản.
- Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
- Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
- Cục Quản lý giá.
- Cục Tin học và Thống kê tài chính.
- Cục Tài chính doanh nghiệp.
- Cục Kế hoạch - Tài chính.
- Tổng cục Thuế.
- Tổng cục Hải quan.
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước.
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trở ngại khách quan trong vụ án dân sự là gì? Thẩm phán có trả lại đơn khởi kiện trong vụ án dân sự khi có trở ngại khách quan không?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý theo hình thức nào? Trình tự thủ tục thanh lý theo Nghị định 84?
- 07 chính sách của Nhà nước về biên phòng là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng được quy định như thế nào?
- Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Điều kiện và thủ tục kết nạp đội viên?
- Happy family day là ngày gì? Gợi ý món ăn có thể nấu trong ngày Quốc tế gia đình? Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình?