Bộ Quốc phòng và trách nhiệm trong phòng chống mua bán người như thế nào? Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bao gồm những gì?
Bộ Quốc phòng và trách nhiệm trong phòng chống mua bán người như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới, hải đảo tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người.
2. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mua bán người tại khu vực biên giới và trên biển theo quy định của pháp luật, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.
3. Thực hiện quản lý an ninh, trật tự tại khu vực biên giới, hải đảo và trên biển để phòng ngừa mua bán người.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
Theo đó, quy định trên cho thấy rằng Bộ quốc phòng sẽ có trách nhiệm trong công cuộc phòng chống mua bán người như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới, hải đảo tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người.
- Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mua bán người tại khu vực biên giới và trên biển theo quy định của pháp luật, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.
- Thực hiện quản lý an ninh, trật tự tại khu vực biên giới, hải đảo và trên biển để phòng ngừa mua bán người.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
Mua bán người (Hình từ Internet)
Trong công cuộc phòng chống mua bán người thì trách nhiệm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Trách nhiệm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ nạn nhân; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân thuộc thẩm quyền.
2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác hỗ trợ nạn nhân.
3. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em.
4. Hướng dẫn cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân.
5. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo việc hỗ trợ y tế và hỗ trợ học văn hóa, học nghề.
6. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ phải có trách nhiệm như sau:
- Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ nạn nhân; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân thuộc thẩm quyền.
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác hỗ trợ nạn nhân.
- Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em.
- Hướng dẫn cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân.
- Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo việc hỗ trợ y tế và hỗ trợ học văn hóa, học nghề.
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
Phòng chống mua bán người thì có sự góp sức của Bộ Y tế hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Trách nhiệm của Bộ Y tế
Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở y tế thực hiện việc phối hợp với cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong hỗ trợ y tế cho nạn nhân.
Theo đó, quy định trên cho thấy rằng trong công cuộc phòng chống mua bán người thì phải có sự góp sức của Bộ Y tế.
Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở y tế thực hiện việc phối hợp với cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong hỗ trợ y tế cho nạn nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?