Bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước là gì? Thông tin nào sẽ được lưu vào Bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước?
Bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước là gì? Thông tin nào sẽ được lưu vào Bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước?
Theo Điều 6 Thông tư 16/2024/TT-BCA thì bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước là là mã QR và chíp điện tử được gắn ở mặt sau thẻ căn cước.
Thông tin lưu trữ trong chíp điện tử trên thẻ căn cước được thể hiện dưới định dạng ký tự hoặc định dạng ảnh.
Việc mã hóa thông tin trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước được thực hiện như sau:
(1) Thông tin lưu trữ trong chíp điện tử được mã hóa theo tiêu chuẩn ICAO gồm:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Số định danh cá nhân; quốc tịch; ngày, tháng, năm sinh; giới tính;
- Ngày, tháng, năm hết hạn;
- Quê quán;
- Thông tin sinh trắc học về ảnh khuôn mặt.
(2) Thông tin lưu trữ trong chíp điện tử được mã hóa bằng thuật toán do cơ quan quản lý căn cước tạo lập gồm:
- Tên gọi khác;
- Nơi sinh; nơi đăng ký khai sinh;
- Dân tộc; tôn giáo; nhóm máu;
- Số chứng minh nhân dân 09 số; ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp;
- Nơi thường trú; nơi tạm trú; nơi ở hiện tại;
- Thông tin sinh trắc học về vân tay, mống mắt;
- Thông tin nhân dạng;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện;
- Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước;
(3) Thông tin được mã hóa QR gồm:
- Số định danh cá nhân;
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh; giới tính;
- Nơi cư trú;
- Ngày, tháng, năm cấp thẻ căn cước; số chứng minh nhân dân 09 số (nếu có); số định danh cá nhân đã hủy (nếu có);
- Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ (đối với thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi).
Bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước là gì? Thông tin nào sẽ được lưu vào Bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước? (Hình từ Internet)
Người dân có quyền đề nghị tích hợp thông tin trên thẻ căn cước không?
Căn cứ khoản 1, 2 và 4 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2023 quy định về việc tích hợp thông tin như sau:
Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp
1. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
...
4. Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
...
Theo quy định thì tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa.
Người dân có quyền đề nghị tịch hợp thông tin trên thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước..
Tuy nhiên, thông tin tích hợp phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin: thẻ bảo hiểm y tế - sổ bảo hiểm xã hội - giấy phép lái xe - giấy khai sinh - giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
Việc khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước được quy định như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2023 thì việc khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước được quy định như sau:
(1) Sử dụng thiết bị chuyên dụng để khai thác thông tin tích hợp trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước;
(2) Sử dụng thông tin trên thẻ căn cước qua thiết bị chuyên dụng để truy xuất, khai thác thông tin tích hợp qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh và xác thực điện tử;
(3) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
(4) Tổ chức và cá nhân khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước của công dân khi được sự đồng ý của công dân đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?