Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty quản lý quỹ bắt buộc phải trực thuộc chủ sở hữu công ty đúng không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty quản lý quỹ bắt buộc phải trực thuộc chủ sở hữu công ty đúng không?
- Nguyên tắc độc lập mà bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty quản lý quỹ phải tuân thủ khi hoạt động được quy định thế nào?
- Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể được bổ nhiệm làm nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ hay không?
Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty quản lý quỹ bắt buộc phải trực thuộc chủ sở hữu công ty đúng không?
Kiểm toán nội bộ được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 99/2020/TT-BTC như sau:
Kiểm toán nội bộ
1. Công ty quản lý quỹ là công ty đại chúng hoặc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì công ty quản lý quỹ phải thành lập bộ phận quản lý nội bộ.
Theo đó, Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty.
Do đó, Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty quản lý quỹ không bắt buộc phải trực thuộc chủ sở hữu công ty theo quy định nêu trên.
Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty quản lý quỹ bắt buộc phải trực thuộc chủ sở hữu công ty đúng không? (Hình từ Internet).
Nguyên tắc độc lập mà bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty quản lý quỹ phải tuân thủ khi hoạt động được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 99/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Kiểm toán nội bộ
...
3. Hoạt động kiểm toán nội bộ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ và hoạt động của bộ phận này độc lập với các bộ phận và hoạt động khác của công ty quản lý quỹ, không chịu sự quản lý của Ban điều hành công ty quản lý quỹ. Nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ không được kiêm nhiệm làm việc tại các bộ phận khác của công ty quản lý quỹ;
b) Khách quan: kiểm toán nội bộ phải khách quan, công bằng, không định kiến, không tác động, không bị can thiệp khi thực hiện nhiệm vụ của mình;
c) Trung thực: công tác kiểm toán nội bộ phải được thực hiện một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm;
d) Phối hợp: bộ phận kiểm toán nội bộ được toàn quyền tiếp cận không hạn chế các thông tin, tài liệu của công ty. Thành viên Ban điều hành và toàn bộ nhân viên của công ty quản lý quỹ có trách nhiệm phối hợp, cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác toàn bộ thông tin, tài liệu liên quan, theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ. Các bộ phận trong công ty có trách nhiệm thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ khi phát hiện những yếu kém, tồn tại, các sai phạm, rủi ro hoặc thất thoát lớn về tài sản của công ty hoặc của khách hàng;
đ) Bảo mật: bộ phận kiểm toán nội bộ, nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán, ngoại trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo đó, hoạt động kiểm toán nội bộ của công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Độc lập
- Khách quan
- Trung thực
- Phối hợp
- Bảo mật
Trong đó, về nguyên tắc độc lập thì bộ phận kiểm toán nội bộ và hoạt động của bộ phận này độc lập với các bộ phận và hoạt động khác của công ty quản lý quỹ, không chịu sự quản lý của Ban điều hành công ty quản lý quỹ. Nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ không được kiêm nhiệm làm việc tại các bộ phận khác của công ty quản lý quỹ.
Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể được bổ nhiệm làm nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 99/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Kiểm toán nội bộ
...
4. Nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ khi được bổ nhiệm phải đảm bảo:
a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;
b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm được bổ nhiệm;
c) Có chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản tại các quốc gia là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hoặc đã thi đạt chứng chỉ quốc tế về phân tích đầu tư CFA từ bậc II trở lên (Chartered Financial Analyst level II) hoặc CIIA (Certified International Investment Analyst - Final Level); hoặc có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; hoặc có chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
...
Theo đó, nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ khi được bổ nhiệm phải đảm bảo các yêu cầu nêu trên. Trong đó, có yêu cầu nhân sự bộ phận kiểm toán không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm được bổ nhiệm.
Như vậy, người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể được bổ nhiệm làm nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ nếu hành vi vi phạm không nằm trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?