Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực giảm nghèo hiện nay sau khi sáp nhập Bộ?
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực giảm nghèo hiện nay sau khi sáp nhập Bộ?
Căn cứ theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 35/2025/NĐ-CP có quy định về 8 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực giảm nghèo hiện nay sau khi sáp nhập Bộ bao gồm:
(1) Giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo
(2) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chuẩn nghèo quốc gia áp dụng cho từng giai đoạn, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện
(3) Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo để bảo đảm mức sống tối thiểu và các dịch vụ xã hội bao gồm: việc làm, sinh kế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, nhà ở, môi trường, tín dụng, thông tin, nước sinh hoạt, trợ giúp pháp lý,... phù hợp với từng thời kỳ
(4) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương xây dựng, điều phối và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án về giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo từng giai đoạn
(5) Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo phục vụ xây dựng chính sách an sinh xã hội và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội
(6) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất việc tham gia các hoạt động của Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, các hoạt động hợp tác quốc tế về giảm nghèo
(7) Tổ chức kiểm tra, giám sát và tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo của các bộ, ngành, địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền và công bố theo quy định
(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác về giảm nghèo theo phân công của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực giảm nghèo hiện nay sau khi sáp nhập Bộ? (Hình từ internet)
30 tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường hiện nay bao gồm những tổ chức nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 35/2025/NĐ-CP có quy định về 30 tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường bao gồm:
(1) Vụ Hợp tác quốc tế.
(2) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(3) Vụ Khoa học và Công nghệ.
(4) Vụ Pháp chế.
(5) Vụ Tổ chức cán bộ.
(6) Văn phòng bộ.
(7) Thanh tra bộ.
(8) Cục Chuyển đổi số.
(9) Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
(10) Cục Chăn nuôi và Thú y.
(11) Cục Thủy sản và Kiểm ngư.
(12) Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm.
(13) Cục Quản lý và Xây dựng công trình thuỷ lợi.
(14) Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
(15) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
(16) Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
(17) Cục Quản lý đất đai.
(18) Cục Quản lý tài nguyên nước.
(19) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
(20) Cục Môi trường.
(21) Cục Biến đổi khí hậu.
(22) Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
(23) Cục Khí tượng Thủy văn.
(24) Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
(25) Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.
(26) Cục Viễn thám quốc gia.
(27) Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường.
(28) Báo Nông nghiệp và Môi trường.
(29) Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.
(30) Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
Đồng thời, Tại Điều 3 Nghị định 35/2025/NĐ-CP thì các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 26 là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 27 đến khoản 30 là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ theo quy định.
Ghi chú: Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng và Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng.
6 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 có quy định về 6 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ hiện nay như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
(2) Tổ chức bộ máy hành chính quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan cấp trên.
(3) Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
(4) Phân quyền, phân cấp hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
(5) Thực hiện quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
(6) Chủ động tham gia, phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm soát của Chính phủ đối với nền hành chính quốc gia và việc thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào ngừng sử dụng hóa đơn điện tử? Trường hợp nào được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử sau khi bị ngừng sử dụng?
- Thế nào là làng nghề truyền thống? Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào?
- Trình tự thực hiện phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Quyết định 319? Thời hạn giải quyết trong bao lâu?
- Đô thị loại II được hiểu như thế nào? 4 quy định về đô thị loại II hiện nay ra sao? Đề án phân loại đô thị gồm những nội dung gì?
- Ngày chiến thắng phát xít Đức là gì? Ngày chiến thắng phát xít Đức là ngày bao nhiêu? Có phải là lễ lớn?