Bộ máy của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm những đơn vị nào? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Bộ máy của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm những đơn vị nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Tổ chức bộ máy, biên chế
1. Lãnh đạo Cơ quan điều tra:
Lãnh đạo Cơ quan điều tra gồm: Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2. Bộ máy của Cơ quan điều tra gồm: Văn phòng Cơ quan điều tra và Ban điều tra.
3. Biên chế của Cơ quan điều tra do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo quy định nêu trên thì bộ máy của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm:
- Văn phòng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Ban điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Bộ máy của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm những đơn vị nào? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Văn phòng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Văn phòng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương tham mưu giúp Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thường trực tiếp nhận, phân loại các nguồn tin về tội phạm;
- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền;
- Xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết công tác thu thập, tiếp nhận, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Nghiên cứu, dự báo các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm thuộc thẩm quyền;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc kế hoạch công tác tuần, tháng, năm;
- Xây dựng các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo thống kê theo quy định;
- Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra;
- Sơ kết, tổng kết thực tiễn, tham gia nghiên cứu xây dựng pháp luật, đề tài khoa học, đề án, các chuyên đề nghiệp vụ;
- Quản lý phương tiện nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, quản lý kho vật chứng;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ trưởng Cơ quan điều tra phân công.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Ban điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương tham mưu giúp Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chủ động nắm tình hình để phát hiện, thu thập nguồn tin về tội phạm; tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
- Phối hợp với Văn phòng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết công tác thu thập, tiếp nhận, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm, công tác điều tra thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Đánh giá, dự báo các nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm, tội phạm; thực hiện công tác phòng ngừa vi phạm, tội phạm thuộc thẩm quyền.
- Phối hợp với Văn phòng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương tham mưu giúp Thủ trưởng Cơ quan điều tra giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
- Sơ kết, tổng kết thực tiễn, tham gia nghiên cứu xây dựng pháp luật, đề tài khoa học, đề án, các chuyên đề nghiệp vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?