Bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được cơ cấu tổ chức như thế nào? Chức năng của bộ máy cơ quan là gì?
Bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được cơ cấu tổ chức như thế nào?
Theo Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan TLĐ.
1.1- Bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn gồm 10 Ban (có danh dách kèm theo). Các Ban có thể có bộ phận, phòng, tổ, trung tâm
1.2- Biên chế cán bộ, nhân viên cơ quan Tổng Liên đoàn bao gồm; Cán bộ bầu cử; cán bộ bổ nhiệm; chuyên viên nghiên cứu; nhân viên phục vụ. Căn cứ khung biên chế được duyệt, các Ban được nhận cán bộ, chuyên viên để thay thế người nghỉ hưu hoặc chuyển công tác trước 6 tháng. Phải thực hiện đúng chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của Tổng Liên đoàn.
Theo quy định nêu trên bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được cơ cấu tổ chức như sau:
- Bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn gồm 10 Ban (có danh dách kèm theo). Các Ban có thể có bộ phận, phòng, tổ, trung tâm
- Biên chế cán bộ, nhân viên cơ quan Tổng Liên đoàn bao gồm:
+ Cán bộ bầu cử;
+ Cán bộ bổ nhiệm;
+ Chuyên viên nghiên cứu;
+ Nhân viên phục vụ.
Căn cứ khung biên chế được duyệt, các Ban được nhận cán bộ, chuyên viên để thay thế người nghỉ hưu hoặc chuyển công tác trước 6 tháng. Phải thực hiện đúng chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của Tổng Liên đoàn.
Chức năng của bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định như sau:
Bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn có chức năng, nhiệm vụ chung như sau:
1. Chức năng: Nghiên cứu, tham mưu, giúp Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Quyết định có chủ trương công tác phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, thực hiện tốt chức năng của tổ chức CĐ; giúp Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết phong trào công nhân và hoạt động CĐ.
...
Căn cứ quy định trên bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng:
- Nghiên cứu, tham mưu, giúp Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Quyết định có chủ trương công tác phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, thực hiện tốt chức năng của tổ chức công đoàn;
- Giúp Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết phong trào công nhân và hoạt động công đoàn.
Bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (Hình từ Internet)
Bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đề xuất những vấn đề về xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn trong nền kinh tề nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Nghiên cứu, đề xuất những vấn đề tham gia với Nhà nước trong việc xây dựng, kiểm tra, quyền, lợi ích của công nhân viên chức, lao động;
- Tham giải quyết quan hệ lao động trong cơ chế thị trường; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức, lao động.
- Nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn, đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung hoạt động công đoàn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và các phương thức hoạt động công đoàn.
Triển khai công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động; đặc biệt là vấn đề giáo dục giới, gia đình, lao động nữ, cán bộ nữ.
- Nghiên cứu tình hình hoạt động của các cấp Công đoàn, đề xuất việc duy trì và mở rộng quan hệ đối ngoại. Tổ chức thông tin và thực hiện các hoạt động đối ngoại của Tổng Liên đoàn.
- Nghiên cứu tình hình phát triển của phong trào công nhân và công đoàn thể giới, đề xuất việc duy trì và mở rộng quan hệ đối ngoại.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên cà công nhân viên chức lao động. nghiên cứu, ứng dụng các chương trình, đề tài về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động phục vụ sản xuất và công nhân viên chức lao động.
- Nghiên cứu, đề xuất việc tạo nguồn tài chính công đoàn và tổ chức quản lý tài chính, tài sản công đoàn.
Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức các hoạt động làm kinh tế Công đoàn, thực hiện việc quản lý sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp Công đoàn theo pháp luật. Tổ chức quản lý công tác xây dựng cơ bản của Công đoàn.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp Công đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?