Bỏ mặc vợ mới sinh con 5 tháng có phải hành vi bạo lực gia đình? Mức xử phạt hành chính là bao nhiêu?
Bỏ mặc vợ mới sinh con 5 tháng có phải hành vi bạo lực gia đình?
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. (Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022)
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật bỏ mặc vợ mới sinh con 5 tháng là hành vi bạo lực gia đình.
Phụ nữ sau sinh phải trải qua nhiều thay đổi lớn về thể chất lẫn tinh thần, khiến họ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm nếu không được quan tâm, chăm sóc đúng mức. Sự mệt mỏi do mất ngủ, áp lực chăm con và thay đổi nội tiết tố khiến tâm lý họ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Vì vậy, người thân, đặc biệt là chồng và gia đình, cần lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng họ. Chỉ một lời động viên, một cử chỉ quan tâm nhỏ cũng có thể mang lại sự an ủi lớn và giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này. (Thông tìn này mang tính chất tham khảo).
Bỏ mặc vợ mới sinh con 5 tháng có phải hành vi bạo lực gia đình? Mức xử phạt hành chính là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi bỏ mặc vợ mới sinh con 5 tháng?
Căn cứ quy định tại Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
+) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi bỏ mặc vợ mới sinh con 5 tháng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Người có hành vi bạo lực gia đình có bị xử lý hình sự hay không?
Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình được quy định cụ thể như sau:
- Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
+) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
+) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Như vậy, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi bạo lực gia đình mới có thể căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì thế, chưa thể kết luận ngay hành vi bạo lực gia đình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không mà phải dựa vào các cơ sở được nêu trên theo quy định.
>>> Xem thêm Chồng đánh vợ mới sinh con 05 tháng có vi phạm pháp luật hình sự? Có được xem là tình tiết tăng nặng?










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?