Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện lấy ý kiến của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương trong trường hợp nào?
- Tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương là gì?
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện lấy ý kiến của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương trong trường hợp nào?
- Hình thức để lấy ý kiến tổ chức đại diện người sử dụng lao động là gì?
- Trách nhiệm tham gia ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có yêu cầu?
Tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương là gì?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 53/2014/NĐ-CP quy định tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương gồm:
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam,
- Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện lấy ý kiến của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương trong trường hợp nào?
Lấy ý kiến tổ chức đại diện người sử dụng lao động (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Nghị định 53/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước
1. Lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Sau thời hạn lấy ý kiến, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và của các cơ quan, tổ chức có liên quan, báo cáo tiếp thu, giải trình, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
2. Lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình phối hợp hành động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động; đánh giá tình hình triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động.
3. Lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng báo cáo quốc gia theo yêu cầu của Chính phủ về việc thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
4. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn về chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động và tổng hợp báo cáo theo quy định.
5. Đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển quan hệ lao động gửi các bên liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện lấy ý kiến của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương trong trường hợp sau:
- Lấy ý kiến tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Sau thời hạn lấy ý kiến, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp của tổ chức đại diện người sử dụng lao động và của các cơ quan, tổ chức có liên quan, báo cáo tiếp thu, giải trình, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
- Lấy ý kiến tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình phối hợp hành động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động; đánh giá tình hình triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động.
- Lấy ý kiến tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng báo cáo quốc gia theo yêu cầu của Chính phủ về việc thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Hình thức để lấy ý kiến tổ chức đại diện người sử dụng lao động là gì?
Theo Điều 5 Nghị định 53/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức lấy ý kiến
1. Bằng văn bản.
2. Thông qua ban soạn thảo, tổ biên tập, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu mà đại diện tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia.
3. Thông qua các cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn mà đại diện tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham dự.
Theo đó, hình thức để lấy ý kiến tổ chức đại diện người sử dụng lao động bao gồm:
- Bằng văn bản.
- Thông qua ban soạn thảo, tổ biên tập, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu mà đại diện tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia.
- Thông qua các cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn mà đại diện tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham dự.
Trách nhiệm tham gia ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có yêu cầu?
Theo Điều 6 Nghị định 53/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm tham gia ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có yêu cầu như sau:
Trách nhiệm tham gia ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương khi cơ quan quản lý nhà nước có yêu cầu
1. Thu thập, tổng hợp ý kiến, tham gia với cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
2. Phối hợp thực hiện chương trình hành động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động; đánh giá tình hình triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động.
3. Tham gia xây dựng báo cáo quốc gia theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
4. Phối hợp tổ chức, tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn về chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.
5. Tổng hợp, báo cáo định kỳ (6 tháng và hằng năm) hoặc đột xuất về tình hình quan hệ lao động, đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển quan hệ lao động thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, gửi cơ quan quản lý nhà nước để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?