Bộ Khoa học và Công Nghệ: 15 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực viễn thông sau khi thực hiện sáp nhập Bộ?
Bộ Khoa học và Công Nghệ: 15 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực viễn thông sau khi thực hiện sáp nhập Bộ?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 55/2025/NĐ-CP có quy định về việc 15 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công Nghệ về lĩnh vực viễn thông sau khi thực hiện việc sáp nhập Bộ như sau:
(1) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách về viễn thông, Internet, hạ tầng số
(2) Ban hành, quy định danh mục, phạm vi, đối tượng, giá dịch vụ viễn thông công ích và cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp để thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, hỗ trợ thiết bị đầu cuối theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
(3) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý thị trường, cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, Internet; bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet theo quy định của pháp luật
(4) Ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch và các quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông và tài nguyên Internet; phân bổ, cấp, thu hồi kho số viễn thông và tài nguyên Internet; tổ chức thực hiện việc đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng các mã, số viễn thông, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”
(5) Ban hành cơ chế, chính sách, quy định và tổ chức thực hiện quản lý giá trong lĩnh vực viễn thông, Internet theo quy định của pháp luật; kiểm soát, đình chỉ áp dụng giá dịch vụ viễn thông khi doanh nghiệp viễn thông áp đặt, phá giá giá dịch vụ viễn thông gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và Nhà nước. Phối hợp thực hiện quản lý khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông. Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá dịch vụ viễn thông, Internet
(6) Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý kết nối các mạng viễn thông
(7) Quy định theo thẩm quyền và hướng dẫn hoạt động của mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước
(8) Hướng dẫn việc xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phát triển mạng lưới viễn thông; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chia sẻ và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông
(9) Chủ trì trong đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, phối hợp với Bộ Công an đảm bảo an ninh thông tin trong hoạt động viễn thông theo quy định của pháp luật
(10) Quản lý chất lượng viễn thông, Internet; xây dựng, quản lý, vận hành phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn chuyên ngành viễn thông và Internet theo quy định của pháp luật
(11) Thiết lập, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thu thập và quản lý số liệu viễn thông và hệ thống chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số thuê bao viễn thông (trung tâm chuyển mạng)
(12) Thiết lập, quản lý, vận hành, khai thác đảm bảo an toàn hệ thống máy chủ tên miền quốc gia, trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX, hệ thống quản lý tài nguyên Internet quốc gia, kết nối với các hệ thống khu vực, quốc tế
(13) Thiết lập hệ thống, nền tảng đo tốc độ truy cập, sử dụng tài nguyên Internet, Ipv6. Thu thập, thống kê, công bố số liệu về Internet, tài nguyên Internet
(14) Xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện thúc đẩy ứng dụng, chuyển đổi Internet sang thế hệ mới Ipv6, phát triển Internet công nghiệp, Internet vạn vật (loT); thúc đẩy phát triển an toàn, bền vững tài nguyên Internet, phổ cập tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”
(15) Phối hợp quốc tế, đăng ký, tiếp nhận chuyển giao, duy trì tài nguyên Internet Việt Nam với các tổ chức khu vực, quốc tế.
Bộ Khoa học và Công Nghệ: 15 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực viễn thông sau khi thực hiện sáp nhập Bộ? (Hình từ internet)
Nguyên tắc làm việc của Bộ Khoa học và Công Nghệ hiện nay được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Khoa học và Công nghệ Ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-BKHCN năm 2022 có quy định về nguyên tắc làm việc của Bộ Khoa học và Công Nghệ hiện nay như sau:
(1) Bộ làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc cấp dưới phải nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, không chuyển các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị lên cơ quan cấp trên; cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới và ngược lại. Mọi công chức, viên chức, người lao động giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm được phân công; tuân thủ quy định của pháp luật, Quy chế làm việc này và các quy chế nội bộ của Bộ.
(2) Đề cao trách nhiệm cá nhân và nêu gương, đặc biệt của người đứng đầu. Mỗi công việc chỉ giao cho một đơn vị chủ trì, một người chủ trì giải quyết và chịu trách nhiệm chính. Thủ trưởng đơn vị chủ trì, thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm trước Thứ trưởng phụ trách công việc, Bộ trưởng về nội dung, chất lượng, thời hạn, kết quả phối hợp công tác.
(3) Công chức, viên chức và người lao động:
- Chủ động giải quyết công việc theo đúng trách nhiệm, nhiệm vụ được giao, thẩm quyền được phân công;
- Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật; chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các quy chế nội bộ của Bộ và của đơn vị;
- Tuân thủ đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; phát ngôn và cung cấp thông tin; an toàn, an ninh mạng trong trao đổi thông tin trên môi trường điện tử; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực;
- Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; các quy chế nội bộ của Bộ và của đơn vị.
(4) Thực hiện phân công, phân cấp, ủy nhiệm, ủy quyền theo quy định của pháp luật, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất.
(5) Công khai, minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ; bảo đảm thống nhất, thông suốt, kịp thời, liên tục và hiệu lực, hiệu quả.
Các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ?
Tại Điều 3 Nghị định 55/2025/NĐ-CP có quy định về các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công Nghệ bao gồm:
(1) Trung tâm Công nghệ thông tin.
(2) Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ.
(3) Báo VnExpress.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có bao nhiêu bến cảng? Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh phân thành loại mấy?
- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đạt huy chương bạc thể dục thể thao được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?
- Sĩ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm khi nào? Thẩm quyền phong cấp bậc quân hàm Thượng úy công an theo quy định?