Bó bột ống người thực hiện cần chuẩn bị những gì? Các bước tiến hành bó bột ống được thực hiện ra sao?
Bó bột ống người thực hiện cần chuẩn bị những gì?
Bột ống là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 12 Quy trình kỹ thuật bột ống ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
BỘT ỐNG
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Chuyên khoa xương: 3 người (1 kỹ thuật viên chính, 2 trợ thủ viên).
- Nếu có gây mê: 1 hoặc 2 chuyên khoa gây mê.
2. Phương tiện
- 1 Bàn nắn thông thường, 1 độn gỗ cao để kê cao gót chân.
- Bột thạch cao: 5 - 6 cuộn bột cỡ lớn.
- Các dụng cụ khác (giống như để bó các loại bột khác).
3. Người bệnh
- Được thăm khám toàn diện, tránh bỏ sót tổn thương, nhất là những tổn thương lớn có thể gây tử vong trong quá trình nắn bó bột (chấn thương sọ não, chấn thương ngực, vỡ tạng đặc, vỡ tạng rỗng...).
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật, để người bệnh khỏi bị bất ngờ, động viên để họ yên tâm, hợp tác tốt với thầy thuốc. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ vùng xương gẫy, cởi hoặc cắt bỏ tay áo bên tay gẫy.
- Với người bệnh gây mê, cần nhịn ăn uống ít nhất 5 - 6 giờ, tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược (nước hoặc thức ăn từ dạ dầy tràn sang đường thở gây tắc thở).
4. Hồ sơ:
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
...
Theo đó, người thực hiện bó bột ống cần phải chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu như sau:
Người thực hiện
- Chuyên khoa xương: 3 người (1 kỹ thuật viên chính, 2 trợ thủ viên).
- Nếu có gây mê: 1 hoặc 2 chuyên khoa gây mê.
Phương tiện
- 1 Bàn nắn thông thường, 1 độn gỗ cao để kê cao gót chân.
- Bột thạch cao: 5 - 6 cuộn bột cỡ lớn.
- Các dụng cụ khác (giống như để bó các loại bột khác).
Người bệnh
- Được thăm khám toàn diện, tránh bỏ sót tổn thương, nhất là những tổn thương lớn có thể gây tử vong trong quá trình nắn bó bột (chấn thương sọ não, chấn thương ngực, vỡ tạng đặc, vỡ tạng rỗng...).
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật, để người bệnh khỏi bị bất ngờ, động viên để họ yên tâm, hợp tác tốt với thầy thuốc. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ vùng xương gẫy, cởi hoặc cắt bỏ tay áo bên tay gẫy.
- Với người bệnh gây mê, cần nhịn ăn uống ít nhất 5 - 6 giờ, tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược (nước hoặc thức ăn từ dạ dầy tràn sang đường thở gây tắc thở).
Hồ sơ:
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
Như vậy, có thể thấy rằng bó bột ống hiện nay trước khi thực hiện thì phải chuẩn bị đầy đủ các vấn đề như trên.
Bó bột ống (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành bó bột ống được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục V Mục 12 Quy trình kỹ thuật bột ống ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
BỘT ỐNG
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BÓ BỘT
1. Người bệnh
- Nằm ngửa, gót chân kê cao trên độn gỗ.
- Được cởi hoặc cắt bỏ quần bên bó bột.
- Nếu hút dịch hoặc máu tụ khớp gối, phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng: vệ sinh bằng xà phòng, sát trùng cồn 70o rộng rãi, trải toan lỗ đã hấp tiệt trùng, đi găng hấp. Chọc hút: dùng bơm tiêm 20 ml hoặc to hơn, kim to và dài, chọc ở vị trí túi cùng cơ tứ đầu đùi ngoài (phần căng phồng ở phía trên-ngoài của cực trên xương bánh chè). Chỉ cần chọc hút ở 1 vị trí trên, do các túi cùng thông nhau, dịch hoặc máu tụ sẽ ra tốt. Không cố hút hết dịch hoặc máu, còn một ít, dịch hoặc máu sẽ tự tiêu trong 1 vài tuần.
2. Các bước tiến hành bó bột: sau khi nắn xương (nếu gẫy có di lệch) và làm các thủ thuật khác (hút máu tụ, hút dịch...), kê gót chân người bệnh lên độn gỗ, rồi:
- Bước 1: Quấn giấy hoặc bông lót, hoặc lông tất jersey, đặt dây rạch dọc mặt trước đùi, gối, cẳng chân. Vùng khớp gối và cổ chân nên độn dầy hơn để đỡ đau và đỡ chèn ép. Đặt dây rạch dọc (với bột cấp cứu) ở phía trước đùi, gối, cẳng chân).
- Bước 2: Đặt nẹp bột: Rải 1 nẹp bột bằng bột khổ rộng theo độ dài đo trước, theo mốc đã định, chú ý vuốt cho nẹp bột phẳng phiu, đỡ cộm khi bó bột.
- Bước 3: Quấn bột: trong khi trợ thủ 1 giữ nẹp bột vào mặt sau đùi, 1 tay dưới đầu trên nẹp, 1 tay dưới khoeo người bệnh, trợ thủ 2 giữ nẹp bột, 1 tay dưới mặt sau cẳng chân, 1 tay dưới đầu nẹp ở cổ chân. Kỹ thuật viên chính tiến hành quấn bột. Dùng bột to bản quấn từ giữa gối, quấn từ dưới lên trên, rồi từ trên xuống dưới kiểu xoáy trôn ốc, quấn đến đâu, trợ thủ viên nhấc tay ra đỡ chân người bệnh ở vị trí khác, 2 trợ thủ viên nhớ dùng cả lòng bàn tay để đỡ bột và thay đổi liên tục vị trí đỡ bột để bột khỏi bị móp,bị lõm. Thường thì bó 6-8 lớp là đủ. Xoa, vuốt, chỉnh trang cho bột nhẵn, phẳng và đẹp. Đỡ bột cho khô dần ở tư thế duỗi (nhưng không để ưỡn tối đa, gây khó chịu khi mang bột).
- Bước 4: Rạch dọc bột (nếu bột cấp cứu).
Như vậy, có thể thấy rằng việc thực hiện thủ thuật được tiến hành từng bước cụ thể như trên.
Người thực hiện thủ thuật cho người bệnh cần phải làm chính xác và đảm bảo an toàn theo đúng quy trình trên.
Việc theo dõi và xử lý tai biến sau khi bó bột ống ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục VI và tiểu mục VII Mục 12 Quy trình kỹ thuật bột ống ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
BỘT ỐNG
...
VI. THEO DÕI
- Nhẹ thì điều trị ngoại trú.
- Sưng nề nhiều hoặc có tổn thương phối hợp thì theo dõi điều trị nội trú.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Lưu ý: với các thương tổn vùng 1/3 trên cẳng chân, mâm chầy, lồi cầu xương đùi...cần theo dõi sát sao nhằm phát hiện sớm các biểu hiện của hội chứng chèn ép khoang hoặc rối loạn dinh dưỡng nặng để có biện pháp XỬ TRÍ kịp thời.
Theo đó, thực hiện việc bó bột ống phải theo dõi và xử trí tai biến nếu xảy ra như sau:
- Nhẹ thì điều trị ngoại trú.
- Sưng nề nhiều hoặc có tổn thương phối hợp thì theo dõi điều trị nội trú.
Lưu ý: với các thương tổn vùng 1/3 trên cẳng chân, mâm chầy, lồi cầu xương đùi...cần theo dõi sát sao nhằm phát hiện sớm các biểu hiện của hội chứng chèn ép khoang hoặc rối loạn dinh dưỡng nặng để có biện pháp XỬ TRÍ kịp thời.
Như vậy, có thể thấy rằng việc theo dõi và xử lý tai biến sau khi bó bột ống đã có cách xử lý cụ thể như trên chỉ cần rơi vào đúng trường hợp thì người thực hiện có thể xử lý kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?