Biệt phái công chức thuộc Thanh tra Chính phủ theo quy định được thực hiện trong những trường hợp nào?
Biệt phái công chức thuộc Thanh tra Chính phủ theo quy định được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế điều động, luân chuyển công chức và biệt phái công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 397/QĐ-TTCP năm 2021 quy định về các trường hợp biệt phái, thời hạn biệt phái như sau:
Các trường hợp biệt phái, thời hạn biệt phái
1. Biệt phái công chức, viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái công chức, viên chức không quá 03 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định thì biệt phái công chức thuộc Thanh tra Chính phủ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
(1) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
(2) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Biệt phái công chức thuộc Thanh tra Chính phủ theo quy định được thực hiện trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ biệt phái công chức thuộc Thanh tra Chính phủ bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Quy chế điều động, luân chuyển công chức và biệt phái công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 397/QĐ-TTCP năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục biệt phái như sau:
Trình tự, thủ tục biệt phái
1. Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách công chức, viên chức cần biệt phái, báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo.
2. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến với người đứng đầu đơn vị nơi công chức, viên chức đang công tác và nơi công chức, viên chức dự kiến biệt phái đến; gặp gỡ công chức, viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức, viên chức đề xuất ý kiến.
3. Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định biệt phái.
4. Hồ sơ biệt phái bao gồm:
a) Tờ trình về việc biệt phái do người đứng đầu Vụ Tổ chức cán bộ ký;
b) Ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục biệt phái như trường hợp bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng của Thanh tra Chính phủ.
Như vậy, hồ sơ biệt phái công chức thuộc Thanh tra Chính phủ bao gồm những nội dung sau:
(1) Tờ trình về việc biệt phái do người đứng đầu Vụ Tổ chức cán bộ ký;
(2) Ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Công chức thuộc Thanh tra Chính phủ sau khi được cử biệt phái thì thuộc biên chế của cơ quan nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quy chế điều động, luân chuyển công chức và biệt phái công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 397/QĐ-TTCP năm 2021 quy định về nguyên tắc điều động, luân chuyển, biệt phái như sau:
Nguyên tắc điều động, luân chuyển, biệt phái
1. Ban cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định việc điều động, luân chuyển công chức và biệt phái công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Thanh tra Chính phủ.
2. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
3. Luân chuyển công chức bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức; tạo điều kiện cho công chức trẻ, có triển vọng, công chức trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn.
4. Kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ công chức trong Thanh tra Chính phủ; tăng cường công chức cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ.
5. Công chức, viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.
6. Công chức, viên chức được điều động, luân chuyển, biệt phái phải chấp hành nghiêm quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định thì công chức được cử biệt phái vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái.
Kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì vẫn thuộc biên chế của đơn vị cử biệt phái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?