Biện pháp quản lý chất thải và phế liệu trong việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được quy định như thế nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định thì biện pháp quản lý chất thải và phế liệu trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng đối với cơ sở phá dỡ tàu biển được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh K.G.Q đến từ TP.HCM.

Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Căn cứ tại Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa như sau:

Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân không nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu, hàng hóa sau đây:
a) Máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng để phá dỡ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Máy móc, thiết bị, phương tiện, hàng hóa, nguyên liệu, phế liệu bị nhiễm bẩn phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch.
2. Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
3. Hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

Như vậy, việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Biện pháp quản lý chất thải và phế liệu trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 43 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì biện pháp quản lý chất thải và phế liệu trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được quy định như sau:

- Thu gom nhiên liệu, dầu, nước đáy tàu, nước dằn tàu, chất lỏng khác và các vật liệu có khả năng gây cháy, nổ. Tiến hành các biện pháp thông gió, cấp đủ dưỡng khí cho các không gian kín trên tàu (như khoang chứa hàng, đáy đôi, bồn két chứa) để bảo đảm điều kiện làm việc an toàn. Hoạt động này phải được thực hiện trong toàn bộ quá trình phá dỡ;

- Bóc tách amiăng và PCBs: Trước khi cắt con tàu thành các phần, phải bóc tách, thu gom, vận chuyển amiăng, PCBs khỏi vị trí cắt.

+ Sau khi các phần của con tàu được đưa lên bờ, phải tiếp tục thu gom toàn bộ phần amiăng và PCBs còn lại khi đã dễ dàng tiếp cận hơn.

+ Khu vực bóc tách và thu gom amiăng phải được quây kín để giảm phát tán các sợi amiăng ra môi trường xung quanh, người không phận sự miễn vào. Amiăng phải được làm ẩm trước và trong suốt quá trình bóc tách.

+ Phải bố trí tối thiểu 02 lao động được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động để loại bỏ amiăng, trong đó 01 người chịu trách nhiệm làm ẩm và 01 người bóc tách amiăng. Khu vực bóc tách amiăng trên bờ phải được bố trí ở khu vực riêng biệt với quy trình tương tự;

- Amiăng sau khi bóc tách phải được đựng trong các bao bì chuyên dụng kín, có ít nhất 02 lớp, sau đó vận chuyển về kho lưu giữ chất thải nguy hại và chuyển giao để xử lý theo đúng quy định;

- Chất thải lỏng có chứa PCBs phải được lưu chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên các tấm nâng và không cho phép xếp chồng lên nhau. Khu vực lưu giữ chất thải chứa PCBs (dạng rắn và dạng lỏng) phải được cách ly với các chất thải khác và bảo đảm an toàn trước khi chuyển giao để xử lý theo đúng quy định;

- Dầu và nhiên liệu phải được bơm về các bồn hoặc thùng chứa riêng (không trộn lẫn) trước khi chuyển về khu vực lưu giữ và chuyển giao để xử lý theo đúng quy định;

- Đối với vật liệu phi kim được bóc tách ra từ kim loại phải được phân định, phân loại và xử lý theo quy định về quản lý chất thải;

- Chất thải phóng xạ phát sinh từ quá trình phá dỡ phải được thu gom, lưu giữ, xử lý và quản lý theo đúng quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử;

- Sau khi hoàn thành việc phá dỡ con tàu, trong thời hạn không quá 45 ngày, cơ sở phải chuyển giao toàn bộ chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải xử lý cho đơn vị có chức năng theo quy định.

Biện pháp quản lý chất thải và phế liệu trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được quy định như thế nào?

Biện pháp quản lý chất thải và phế liệu trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Chất thải là gì? Phế liệu là vật liệu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

Phá dỡ tàu biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ đúng không? Loại tàu biển nào đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ?
Pháp luật
Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải hay Cục Hàng hải Việt Nam?
Pháp luật
Có thể phá dỡ tàu biển được nhập khẩu là tàu container đã qua sử dụng hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Sà lan là gì? Sà lan biển là một trong những loại tàu biển được phép nhập khẩu để phá dỡ đúng không?
Pháp luật
Dự án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng có thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường hay không?
Pháp luật
Biện pháp quản lý chất thải và phế liệu trong việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc phá dỡ sà lan biển nhập khẩu đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở nào? Thời hạn đưa vào cơ sở phá dỡ là bao lâu?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển? Phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu nào?
Pháp luật
Phá dỡ tàu biển là gì? Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển mới nhất? Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phá dỡ tàu biển
316 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phá dỡ tàu biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào