Biện pháp chống bán phá giá là gì? Biện pháp chống bán phá giá gồm những biện pháp nào theo quy định của pháp luật?
- Biện pháp chống bán phá giá là gì? Biện pháp chống bán phá giá gồm những biện pháp nào?
- Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
- Việc xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước trong nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá dựa trên những yếu tố nào?
Biện pháp chống bán phá giá là gì? Biện pháp chống bán phá giá gồm những biện pháp nào?
Căn cứ theo Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Như vậy, biện pháp chống bán phá giá là (biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
+ Áp dụng thuế chống bán phá giá;
+ Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Biện pháp chống bán phá giá là gì? Biện pháp chống bán phá giá gồm những biện pháp nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 79 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.
Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Việc xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước trong nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá dựa trên những yếu tố nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì việc xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:
- Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hoặc tiêu dùng trong nước;
- Tác động ép giá, kìm giá của hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam đối với giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;
- Tác động của hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp đối với tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước, bao gồm mức suy giảm thực tế, suy giảm tiềm ẩn của doanh thu, lượng bán hàng, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, công suất, năng suất, đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nước; độ lớn của biên độ bán phá giá, mức trợ cấp; và ảnh hưởng bất lợi thực tế và tiềm ẩn đối với dòng tiền, tồn kho, lao động, tiền lương, khả năng huy động vốn;
- Các yếu tố tác động khác.
Lưu ý: việc xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước phải dựa trên những chứng cứ cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?