Biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán có bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán hay không?

Giám sát an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện nhằm mục đích gì? Biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán theo quy định có bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán hay không?

Giám sát an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 301 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán như sau:

Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
1. Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán là hoạt động thu thập, phân tích thông tin nhằm xác định nguy cơ, rủi ro hệ thống đe dọa đến an ninh, an toàn của thị trường chứng khoán để đưa ra phương án, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, giám sát an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện nhằm xác định nguy cơ, rủi ro hệ thống đe dọa đến an toàn của thị trường chứng khoán để đưa ra phương án, biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán.

Biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán có bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán hay không?

Biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán có bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán hay không? (Hình từ Internet)

Biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán có bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán hay không?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Chứng khoán 2019 quy định về biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán như sau:

Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
1. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm:
a) Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;
b) Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;
c) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
d) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
đ) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
e) Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
g) Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán.

Các nguy cơ, rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán gồm những tình huống nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 301 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
...
2. Các nguy cơ, rủi ro hệ thống là các tình huống sau hoặc khi có dấu hiệu cho thấy các tình huống sau có thể xảy ra:
a) Một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quy mô lớn hoặc một số công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
b) Khi xảy ra hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của thị trường hoặc khi có biến động đáng kể của một hoặc một số yếu tố sau ở quy mô toàn thị trường: tổng giá trị vốn hóa, tổng giá trị giao dịch/phiên, tổng giá trị vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán, tổng giá trị cho vay giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán, tổng giá trị danh mục ủy thác đầu tư tại các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Có sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận hành một cách ổn định, trật tự, thông suốt của thị trường chứng khoán hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ở quy mô toàn thị trường.

Như vậy, theo quy định nêu trên, các nguy cơ, rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán là các tình huống sau hoặc khi có dấu hiệu cho thấy các tình huống sau có thể xảy ra:

(1) Một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quy mô lớn hoặc một số công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản;

(2) Khi xảy ra hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của thị trường hoặc khi có biến động đáng kể của một hoặc một số yếu tố sau ở quy mô toàn thị trường:

- Tổng giá trị vốn hóa,

- Tổng giá trị giao dịch/phiên,

- Tổng giá trị vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán,

- Tổng giá trị cho vay giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán,

- Tổng giá trị danh mục ủy thác đầu tư tại các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

(3) Có sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận hành một cách ổn định, trật tự, thông suốt của thị trường chứng khoán hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ở quy mô toàn thị trường.

Thị trường chứng khoán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán có bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán hay không?
Pháp luật
Việc bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán có bao gồm biện pháp tạm ngừng, đình chỉ toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán không?
Pháp luật
Giá trần và giá sàn trên thị trường chứng khoán là gì? Cách xác định giá trần và giá sàn, biên độ dao động giá trên sàn HOSE?
Pháp luật
Cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán là gì? Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chỉ được quyền quyết định cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán khi nào?
Pháp luật
Tin đồn trên thị trường chứng khoán là gì? Tin đồn trên các sàn chứng khoán có là cơ sở giám sát giao dịch chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước?
Pháp luật
Nguy cơ, rủi ro hệ thống đe dọa đến an toàn thị trường chứng khoán là gì? Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán là gì?
Pháp luật
Nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán sẽ do ai lựa chọn?
Pháp luật
Ngôn ngữ thông tin công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam có được là tiếng Anh hay không?
Pháp luật
Tung tin đồn sai sự thật nhằm tạo cung cầu giả tạo có bị xem là thao túng thị trường chứng khoán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thị trường chứng khoán
76 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào