Biên chế của Phòng Kiểm toán hoạt động thuộc Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 2 là bao nhiêu người?
Phòng Kiểm toán hoạt động thuộc Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 2 có chức năng gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 579/QĐ-KTNN năm 2016 về thành lập Phòng Kiểm toán hoạt động thuộc Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 2 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ chính của Phòng Kiểm toán hoạt động:
1. Chức năng
Phòng Kiểm toán hoạt động có chức năng tham mưu, giúp Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm toán hoạt động đối với các lĩnh vực kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị; tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động theo sự phân công của Kiểm toán trưởng; kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán hoạt động do đơn vị thực hiện và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán hoạt động trong đơn vị.
...
Theo quy định Phòng Kiểm toán hoạt động có chức năng tham mưu, giúp Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 2 xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm toán hoạt động đối với các lĩnh vực kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị; tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động theo sự phân công của Kiểm toán trưởng; kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán hoạt động do đơn vị thực hiện và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán hoạt động trong đơn vị.
Nhiệm vụ chính của Phòng Kiểm toán hoạt động thuộc Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 2 quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 579/QĐ-KTNN năm 2016 về thành lập Phòng Kiểm toán hoạt động thuộc Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 2 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ chính của Phòng Kiểm toán hoạt động:
...
2. Nhiệm vụ
a) Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Kiểm toán trưởng xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn và dài hạn của đơn vị; tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm toán hoạt động theo sự phân công của Kiểm toán trưởng;
b) Khảo sát, thu thập thông tin tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán hoạt động; phối hợp với Phòng Tổng hợp cập nhật và thiết lập cơ sở dữ liệu lập kế hoạch kiểm toán hoạt động;
c) Tổ chức kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện các kiến nghị kiểm toán hoạt động đối với các cuộc kiểm toán do đơn vị thực hiện theo sự phân công của Kiểm toán trưởng; đề xuất các giải pháp đảm bảo cho các kiến nghị kiểm toán hoạt động được thực thi có hiệu quả;
d) Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Kiểm toán trưởng nghiên cứu, xây dựng, góp ý các chuẩn mực, quy trình, sổ tay kiểm toán, mẫu biểu, hồ sơ về kiểm toán hoạt động;
đ) Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Kiểm toán trưởng tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán hoạt động trong đơn vị;
e) Giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Tổng Kiểm toán nhà nước;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Kiểm toán trưởng giao hoặc ủy quyền.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ chi tiết của Phòng Kiểm toán hoạt động sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, Phòng Kiểm toán hoạt động thuộc Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 2 có nhiệm vụ chính:
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Kiểm toán trưởng xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn và dài hạn của đơn vị; tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm toán hoạt động theo sự phân công của Kiểm toán trưởng;
- Khảo sát, thu thập thông tin tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán hoạt động; phối hợp với Phòng Tổng hợp cập nhật và thiết lập cơ sở dữ liệu lập kế hoạch kiểm toán hoạt động;
- Tổ chức kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện các kiến nghị kiểm toán hoạt động đối với các cuộc kiểm toán do đơn vị thực hiện theo sự phân công của Kiểm toán trưởng; đề xuất các giải pháp đảm bảo cho các kiến nghị kiểm toán hoạt động được thực thi có hiệu quả;
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Kiểm toán trưởng nghiên cứu, xây dựng, góp ý các chuẩn mực, quy trình, sổ tay kiểm toán, mẫu biểu, hồ sơ về kiểm toán hoạt động;
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Kiểm toán trưởng tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán hoạt động trong đơn vị;
- Giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Kiểm toán trưởng giao hoặc ủy quyền.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 2 có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ chi tiết của Phòng Kiểm toán hoạt động sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Biên chế của Phòng Kiểm toán hoạt động thuộc Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 2 là bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Biên chế của Phòng Kiểm toán hoạt động thuộc Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 2 là bao nhiêu người?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 579/QĐ-KTNN năm 2016 quy định Phòng Kiểm toán hoạt động thuộc Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 2 gồm:
Biên chế và nhân sự:
1. Biên chế của Phòng Kiểm toán hoạt động là 07 người và nằm trong tổng số biên chế Tổng Kiểm toán nhà nước giao cho Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II. Tùy từng thời điểm cụ thể, Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ quyết định biên chế của Phòng Kiểm toán hoạt động cho phù hợp.
2. Phòng Kiểm toán hoạt động có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng và các công chức. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo cấp phòng thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Kiểm toán nhà nước
Theo quy định biên chế của Phòng Kiểm toán hoạt động thuộc Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 2 là 07 người và nằm trong tổng số biên chế Tổng Kiểm toán nhà nước giao cho Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 2.
Tùy từng thời điểm cụ thể, Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ quyết định biên chế của Phòng Kiểm toán hoạt động cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?