Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt ở những vị trí nào? Không bổ sung kịp thời các biển báo nguy hiểm đã bị mất thì có bị phạt không?
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt ở những vị trí nào?
- Không bổ sung kịp thời các biển báo nguy hiểm đã bị mất thì tổ chức được gia quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có bị phạt không?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không bổ sung kịp thời các biển báo nguy hiểm đã bị mất là gì?
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt ở những vị trí nào?
Căn cứ Điều 34 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển như sau:
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt trước nơi định báo một khoảng cách phù hợp với phương tiện tham gia giao thông và thực tế hiện trường đảm bảo dễ quan sát, không ảnh hưởng tới tầm nhìn.
- Khoảng cách từ biển đến nơi định báo nên thống nhất trên cả đoạn đường có tốc độ trung bình xe như nhau.
Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn, cần thiết có thêm biển phụ số S.502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu".
- Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm biển phụ số S.502.
- Mỗi kiểu biển báo báo một yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra ở một vị trí hoặc một đoạn đường.
Nếu yếu tố nguy hiểm xảy ra trên một đoạn đường, đặt biển phụ số S.501 "Phạm vi tác dụng của biển" để chỉ rõ chiều dài đoạn đường nguy hiểm bên dưới các biển số W.202 (a,b), W.219, W.220, W.221a, W.225, W.228, W.231, W.232.
Nếu chiều dài có cùng yếu tố nguy hiểm lớn thì đặt biển nhắc lại kèm biển phụ số S.501 ghi chiều dài yếu tố nguy hiểm còn lại tiếp đó.
- Hạn chế sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo tràn lan nếu các tính chất không thực sự gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
- Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ:
+ Trường hợp chỗ ngoặt nguy hiểm đã có biển hạn chế tốc độ tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 40 km/h thì không phải đặt biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm (biển số W.201 (a,b) và biển số W.202 (a,b);
+ Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng, nếu đã đặt biển hạn chế tốc độ tối đa dưới 50 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số W.221 (a,b) và biển số W.222a);
+ Đường trong khu đông dân cư, tốc độ xe đi chậm, liên tục có đường giao nhau tại ngã ba, ngã tư thì không nhất thiết đặt biển số W.205 (a, b, c, d, e) "Đường giao nhau".
- Tại các nơi đường được ưu tiên giao với các đường khác mà không được xem là nơi đường giao nhau theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT thì không cần đặt các biển W.207, W.208.
Tuy nhiên, có thể sử dụng các biển này hoặc sử dụng vạch sơn kiểu mắt võng khi thấy cần thiết.
Tham khảo ý nghĩa sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ.
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt ở những vị trí nào? (Hình từ Internet)
Không bổ sung kịp thời các biển báo nguy hiểm đã bị mất thì tổ chức được gia quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có bị phạt không?
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không bổ sung kịp thời các biển báo nguy hiểm đã bị mất được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bổ sung hoặc sửa chữa kịp thời theo quy định các biển báo hiệu nguy hiểm đã bị mất, bị hư hỏng mất tác dụng; không có biện pháp khắc phục kịp thời theo quy định các hư hỏng của công trình đường bộ gây mất an toàn giao thông;
b) Không phát hiện hoặc không có biện pháp ngăn chặn, báo cáo kịp thời các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn giao thông đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;
c) Không cắm cột thủy chí và có biện pháp ngăn chặn phương tiện qua những đoạn đường bị ngập nước sâu trên 0,2 m;
d) Không có quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ theo quy định hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ đã được phê duyệt.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nếu không bổ sung kịp thời các biển báo nguy hiểm đã bị mất thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không bổ sung kịp thời các biển báo nguy hiểm đã bị mất là gì?
Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 10 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
b) Không thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ trạm thu phí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hư hỏng và khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Như vậy, theo quy định, ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là bổ sung các biển báo nguy hiểm đã bị mất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?