Biên bản thanh tra của Kiểm toán nhà nước được lập khi nào? Hồ sơ thanh tra sau khi kết thúc việc thanh tra của Kiểm toán nhà nước gồm những giấy tờ gì?
Biên bản thanh tra của Kiểm toán nhà nước được lập khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Quy trình Thanh tra của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 99/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Lập biên bản thanh tra
1. Biên bản thanh tra được lập khi kết thúc việc thanh tra, giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra. Biên bản thanh tra được lập trên cơ sở tổng hợp các nội dung của Biên bản làm việc đã ký với đối tượng thanh tra. Đoàn thanh tra phải gửi dự thảo Biên bản thanh tra báo cáo Chánh Thanh tra, đồng thời gửi đối tượng thanh tra chậm nhất 01 ngày trước khi tổ chức cuộc họp thông qua dự thảo Biên bản thanh tra với đối tượng thanh tra để Chánh Thanh tra xem xét có thể tham dự hoặc không tham dự cuộc họp thông qua dự thảo Biên bản thanh tra của Đoàn thanh tra.
2. Trong cuộc họp thông qua dự thảo biên bản thanh tra, Chánh Thanh tra (nếu có) xem xét cho ý kiến về các nội dung còn chưa thống nhất giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. Nội dung cuộc họp thông qua biên bản thanh tra phải được lập thành biên bản làm căn cứ để Đoàn thanh tra hoàn thiện biên bản thanh tra và lưu hồ sơ thanh tra.
3. Đối tượng thanh tra có trách nhiệm ký biên bản thanh tra. Trong trường hợp chưa thống nhất với kết quả thanh tra thì được quyền yêu cầu Đoàn thanh tra ghi rõ nội dung chưa thống nhất vào biên bản thanh tra, nhưng phải nêu rõ lý do chưa thống nhất hoặc phải có văn bản giải trình kèm theo.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, biên bản thanh tra của Kiểm toán nhà nước được lập khi kết thúc việc thanh tra, giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra.
Biên bản thanh tra của Kiểm toán nhà nước được lập trên cơ sở tổng hợp các nội dung của Biên bản làm việc đã ký với đối tượng thanh tra.
Đoàn thanh tra phải gửi dự thảo Biên bản thanh tra báo cáo Chánh Thanh tra, đồng thời gửi đối tượng thanh tra chậm nhất 01 ngày trước khi tổ chức cuộc họp thông qua dự thảo Biên bản thanh tra với đối tượng thanh tra để Chánh Thanh tra xem xét có thể tham dự hoặc không tham dự cuộc họp thông qua dự thảo Biên bản thanh tra của Đoàn thanh tra.
Biên bản thanh tra của Kiểm toán nhà nước được lập khi nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thanh tra sau khi kết thúc việc thanh tra của Kiểm toán nhà nước gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy trình Thanh tra của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 99/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Hồ sơ thanh tra
1. Hồ sơ thanh tra gồm có:
a) Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch thanh tra chi tiết (nếu có), biên bản họp công bố quyết định thanh tra, phiếu yêu cầu cung cấp tài liệu, biên bản làm việc, biên bản thanh tra, biên bản họp thông qua biên bản thanh tra (nếu tổ chức cuộc họp thông qua biên bản thanh tra), biên bản thu giữ, trao trả tài liệu, báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra, báo cáo thẩm định kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, nhật ký Đoàn, Tổ thanh tra;
b) Tài liệu thu thập từ đối tượng thanh tra và các đối tượng khác;
c) Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
d) Các văn bản, giấy tờ do Đoàn thanh tra phát hành và các tài liệu khác có liên quan.
...
Theo đó, hồ sơ thanh tra sau khi kết thúc việc thanh tra của Kiểm toán nhà nước gồm những giấy tờ sau:
- Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch thanh tra chi tiết (nếu có), biên bản họp công bố quyết định thanh tra, phiếu yêu cầu cung cấp tài liệu, biên bản làm việc, biên bản thanh tra, biên bản họp thông qua biên bản thanh tra (nếu tổ chức cuộc họp thông qua biên bản thanh tra).
- Và biên bản thu giữ, trao trả tài liệu, báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra, báo cáo thẩm định kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, nhật ký Đoàn, Tổ thanh tra;
- Tài liệu thu thập từ đối tượng thanh tra và các đối tượng khác;
- Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
- Các văn bản, giấy tờ do Đoàn thanh tra phát hành và các tài liệu khác có liên quan.
Sau khi ban hành kết luận thanh tra của Kiểm toán nhà nước thì ai có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho đơn vị chủ trì lưu trữ?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Quy trình Thanh tra của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 99/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Hồ sơ thanh tra
...
2. Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra:
a) Sau khi ban hành kết luận thanh tra, trong thời hạn 30 ngày, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho đơn vị chủ trì cuộc thanh tra để lưu trữ.
b) Hồ sơ thanh tra được lưu trữ tại đơn vị chủ trì cuộc thanh tra 24 tháng kể từ ngày 31 tháng 12 của năm ban hành kết luận thanh tra, sau đó được chuyển giao cho Văn phòng KTNN để lưu trữ theo quy định.
c) Việc bàn giao hồ sơ, tài liệu phải được lập thành biên bản, lưu cùng hồ sơ cuộc thanh tra.
3. Việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra phải thực hiện nguyên tắc bảo mật theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sau khi ban hành kết luận thanh tra của Kiểm toán nhà nước, trong thời hạn 30 ngày, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho đơn vị chủ trì cuộc thanh tra để lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?