Bị tai nạn trên đường đi về chăm con thì có được xem là tai nạn lao động không? Các hồ sơ, thủ tục cần thiết cho người lao động để được hưởng bảo hiểm tại nạn?

Người lao động A là nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động 36 tháng tại công ty B từ ngày 08/7/2018. Ngày 25/11/2019 người lao động A đi làm theo ca hành chính đúng giờ làm việc là 8h00. Khoảng 18hh00 tan làm nhưng vì việc nhiều nên quản lý bảo ở lại tăng ca. Tuy nhiên, người lao động nhận được tin người thân thông báo con bị ốm và có xin phép quản lý đi về sớm không tăng ca để giải quyết việc gia đình. Khoảng 18h15 người lao động A đi bằng xe mô tô từ công ty về nhà đã va chạm với ô tô . Tình trạng đa gãy xương: gãy kín xương đòn phải, gãy mắt cá trong, lóc da kín cẳng phải. Người lao động A điều trị ổn định sức khỏe Công ty B có giới thiệu người lao động A đi giám định và có kết luật người lao động A giảm khả năng lao động 29%. Cho tôi hỏi hỏi 1. Trường hợp này có được hưởng chế độ tai nạn lao động từ bảo hiểm tai nạn không? 2. Các hồ sơ, thủ tục cần thiết cho người lao động để được hưởng bảo hiểm tại nạn

Tai nạn lao động là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Người lao động tai nạn trên đường đi về chăm con thì có được xem là tai nạn lao động không? Các hồ sơ, thủ tục cần thiết cho người lao động để được hưởng bảo hiểm tại nạn?

Các điều kiện nào cần đáp ứng để được hưởng chế độ tại nạn lao động?

Khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định chi tiết các điều kiện để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động, bao gồm:

- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền.

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Đối chiếu với các quy định nêu trên, người lao động bị tai nạn trên đường về nhà và trong khoảng thời gian hợp lý (đó là giờ tan ca mà và người lao động không đồng ý tăng ca mà về trước để chăm con), do đó sẽ được coi là tai nạn lao động, được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Các hồ sơ, thủ tục cần thiết cho người lao động để được hưởng bảo hiểm tại nạn

Hồ sơ hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:

- Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động c ấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.

- Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.

- Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).

- Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Mẫu Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động như sau:

TÊN CƠ SỞ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ………../

…….., ngày ….. tháng ….. năm ……….

 

QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG (TRỢ CẤP) TAI NẠN LAO ĐỘNG

Căn cứ Thông tư số …ngày …. tháng …. năm … của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp, chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

Căn cứ biên bản điều tra tai nạn lao động số…. ngày…. tháng…. năm….;

Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số ... ngày ... tháng ... năm ... của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Biên bản xác định người lao động bị chết do tai nạn lao động của cơ quan pháp y số ... ngày ... tháng ... năm….;

Theo đề nghị của ông, bà trưởng phòng (chức năng, nghiệp vụ)

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ông, bà …………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ...

Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ: ……………………………

Cơ quan, đơn vị: …………………………………………………………

Bị tai nạn lao động ngày: …………………………………………………

Mức suy giảm khả năng lao động: ………………………..%

Tổng số tiền bồi thường (hoặc trợ cấp): …………………………….đồng

(Số tiền bằng chữ) ………………………………………………………

Nơi nhận bồi thường (hoặc trợ cấp): ……………………………………

Điều 2: Các ông, bà (trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ) ………… và Ông, Bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

(THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ……)

(Ký tên đóng dấu)


Mẫu Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về như sau:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

.............., ngày ....... tháng ..... năm ......

VĂN BẢN XÁC NHẬN

Về việc xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ….. (1)

- Công an xã, phường, thị trấn…. (1)

I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

1. Họ và tên: …………………..…………………………………………………………………

2. Ngày tháng năm sinh: ………………..………. Giới tính ………………………………….

3. Địa chỉ nơi cư trú: …………………..............................................................................

4. Điện thoại: ....................................................................................................................

5. Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân: ….……………………………………

Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: …………….………………

6. Quan hệ với người bị tai nạn: (2) : …………………. …………………………………….

……………………………………………………………………………

II. LÝ DO, CĂN CỨ ĐỀ NGHỊ

Tôi xin trình bày sự việc như sau (3):…………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

……………………………………………

Tuy nhiên, do (4)……………………………………………………. . . . . . . . . . . . . . . . . . nên không có lực lượng cảnh sát giao thông khám nghiệm hiện trường mà chỉ có Uỷ ban nhân dân/cơ quan công an trật tự của xã, phường, thị trấn……………. (5) kiểm tra, ghi nhận sự việc.

Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 23 Nghị định số 39/2016/NĐ- CP ngày của Chính phủ, để lập biên bản điều tra tai nạn lao động đối với vụ tai nạn giao thông liên quan đến lao động thì có thể căn cứ vào một trong các văn bản sau đây: Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn; hoặc văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.

III. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ

Tuy nhiên, do (4)……………………………………………………. . . . . . . . . . . . . . . . . . nên không có lực lượng cảnh sát giao thông khám nghiệm hiện trường mà chỉ có Uỷ ban nhân dân/cơ quan công an trật tự của xã, phường, thị trấn……………. (5) kiểm tra, ghi nhận sự việc.

3. Thông tin về người bị tai nạn:

a) Họ và tên: …………………..………………………………………..

b) Ngày tháng năm sinh: ………………..………. Giới tính ……………

c) Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân: ….………………

Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: …………….………………

4. Sơ bộ diễn biến vụ tai nạn: ……………………………………………………………….

………………………………………………………….............………………………………

………………………………………….............………………………………………………

………………………….............………………………………………………………………

………….............

5. Tình trạng thương tích của nạn nhân ngay khi xảy ra vụ tai nạn (nếu đã xác định được):

…………………………………………………………

 

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN/CƠ QUAN CÔNG AN CẤP XÃ

1. Xác nhận về vụ tai nạn (9): xác nhận các thông tin tại đơn đề nghị của Ông/bà

……………….…..................................... là ………..(10).…………………………………..

………………………………………………………………………….............………………

………………………………………………………….............………………………………

2. Các ý kiến khác bổ sung khác về vụ tai nạn ( nếu có): ………..................................

........…………………………………………………………………………...........................

...........…………………………………………………………………………........................

..........………………………………………………………………………….........................

 


Nơi nhận:

- ..............;

- Lưu:,...

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên )

Ghi chú

(1) Ghi cụ thể theo tên của Ủy ban nhân dân, cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi đã tiến hành kiểm tra, ghi nhận sự việc ngay khi xảy ra (phải phù hợp và thống nhất với nội dung mô tả tại Phần II của đơn đề nghị)

(2) Nếu người viết đơn là người bị nạn thì không cần ghi nội dung này. Nếu người viết đơn là thân nhân người bị nạn thì ghi rõ mối quan hệ với nạn nhân như cha mẹ, anh, chị, em, vợ/chồng, đồng nghiệp,....

(3) Nêu tóm tắt sự việc phù hợp với diễn biến vụ việc nêu tại Điểm 4 Phần III của Đơn đề nghị; bao gồm các thông tin cơ bản sau: Công việc, hành động đang tiến hành của người bị nạn khi xảy ra tai nạn; sơ bộ lý do, yếu tố gây ra tai nạn, thương tích hoặc thiệt hại của các bên ngay (nếu đã xác định được ngay khi xảy ra tai nạn) ...

(4) Ghi rõ nguyên nhân không có lực lượng cảnh sát giao thông khám nghiệm hiện trường, chẳng hạn: vụ tai nạn đơn giản, chấn thương nhẹ, do vụ tai nạn xảy ra tại nơi có địa hình hẻo lánh, xa xôi, ít người qua lại...

(5) Ghi rõ tên cơ quan tiến hành kiểm tra, ghi nhận sự việc

(6) Ghi rõ tên 01 cơ quan (hoặc Ủy ban nhân hoặc cơ quan công an cấp xã) đề nghị xác nhận (là 1 trong các cơ quan tiến hành kiểm tra, ghi nhận sự việc).

(7) Trường hợp không xác định chính xác thời gian thì ghi khoảng thời gian: từ .... đến...

(8) Ghi cụ thể các thông tin: số nhà, đường phố (hoặc km số... đại lộ), thôn, tổ xóm, xã/phường, thị trấn, quận huyện, thảnh/thành...

(9) Ghi rõ tên của 01 cơ quan xác nhận phù hợp theo đơn đề nghị là Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã

(10) Ghi theo 01 trong 02 trường hợp sau:

- Trường hợp đủ thông tin để xác nhận các nội dung trong đơn đề nghị là đúng sự thật thì ghi “Xác nhận các thông tin tại đơn đề nghị của Ông/bà ……………….…... là đúng sự thật”

- Trường hợp không đủ thông tin để xác nhận các nội dung trong đơn đề nghị là đúng sự thật hoặc trên thực tế, cơ quan không cử người đến kiểm tra, ghi nhận tại hiện trường ngay khi sự việc xảy ra, thì ghi rõ “Chưa đủ cơ sở xác nhận các thông tin tại đơn đề nghị của Ông/bà ……………….…... là đúng sự thật”, đồng thời nêu rõ lý do hoặc nêu rõ những nội dung chưa chính xác.

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghỉ tai nạn lao động có được tính phép năm?
Pháp luật
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả?
Pháp luật
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện chậm so với thời hạn quy định với những trường hợp nào theo Nghị định 143/2024?
Pháp luật
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được sử dụng như thế nào theo Nghị định 143/2024? Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
Pháp luật
Thời gian giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
Pháp luật
Công ty cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động quay trở lại làm việc sau khi bị tai nạn lao động như thế nào?
Pháp luật
Tai nạn giao thông trên đường từ nhà đi tới chỗ làm có được xem là tai nạn lao động không?
Pháp luật
Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động đối với người lao động là gì? Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Sĩ quan Công an nhân dân qua đời do tai nạn lao động thì được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như thế nào?
Pháp luật
Tai nạn lao động là gì? Có bao nhiêu loại tai nạn lao động? Đó là những loại tai nạn lao động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
1,203 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào