Bị chồng đánh đập nhiều lần nhưng nhẫn nhịn, tới ngày bị đánh quá nhiều đã không kiểm soát được cảm xúc mà đâm dao vào tay chồng thì có đi tù không?

Tôi đã kết hôn 10 năm nay, hầu như ngày nào tôi cũng bị chồng đánh rất nhiều nhưng tôi vì con nên nhẫn nhịn cho qua, tuy nhiên 02 tuần trước chúng tôi có xô xát mạnh vì chồng lỡ tay đánh cả con gái 2 tháng tuổi và dùng thanh sắt đánh tôi rất mạnh, tôi đã vớ được con dao bên cạnh và đâm vào tay chồng. Hiện tại chồng tôi vẫn đang nằm viện và do bố mẹ chồng chăm sóc. Tôi muốn hỏi những lần đánh đập của chồng có phải hành vi bạo lực gia đình hay không? Trường hợp tôi đâm vào tay chồng vì để tự vệ cho mình và con gái thì tôi có bị đi tù không?

Chồng đánh đập vợ nhiều lần có phải hành vi bạo lực gia đình không?

(1) Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:

"2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình."

(2) Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình như sau:

- Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;

+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

- Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

(3) Căn cứ Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.

- Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

- Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

- Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

- Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Như vậy, việc chồng bạn đánh đập bạn chính là một trong những hành vi bạo lực gia đình bị pháp luật nghiêm cấm, điều này không phụ thuộc vào số lần bạn bị chồng đánh. Chỉ cần chồng bạn có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của bạn đã là vi phạm pháp luật vè phòng, chống bạo lực gia đình.

Bị chồng đánh đập nhiều lần nhưng nhẫn nhịn, tới ngày bị đánh quá nhiều đã không kiểm soát được cảm xúc mà đâm dao vào tay chồng thì có đi tù không?

Bị chồng đánh đập nhiều lần nhưng nhẫn nhịn, tới ngày bị đánh quá nhiều đã không kiểm soát được cảm xúc mà đâm dao vào tay chồng thì có đi tù không?

Hành vi chống trả bằng cách đâm dao vào tay chồng khi bị đánh đập có được xem là tự vệ chính đáng không?

Căn cứ Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, từ căn cứ trên có thể xem xét trên những khía cạnh sau:

+ Về phía chồng bạn: Là người đang có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân bạn và con gái, tuy nhiên còn cần tùy thuộc vào tính chất và mức độ hành vi của chồng bạn có nguy hiểm không, nghiêm trọng tới mức độ nào và tỷ lệ thương tật của bạn và con gái là bao nhiêu. Tuy nhiên như bạn đã nói chồng bạn đánh đập bạn đã nhiều năm nay và lần này đánh nhiều và mạnh, đồng thời cũng đánh cả con gái 2 tháng tuổi thì có thể xem việc bạn vô tình lấy được con dao đâm vào tay chồng bạn là hành vi tự vệ chính đáng trước hành vi nguy hiểm của chồng.

+ Về phía bạn, như bạn đã nói chồng bạn đánh đập bạn đã nhiều năm nay và lần này đánh nhiều và mạnh gây tổn hại về tinh thần, sức khỏe, đồng thời cũng đánh cả con gái 2 tháng tuổi thì có thể xem việc bạn vô tình lấy được con dao đâm vào tay chồng bạn là hành vi tự vệ trước hành vi nguy hiểm của chồng.

+ Hành vi chống trả của bạn được xem là cần thiết vì nếu bạn không chống trả sẽ có nguy cơ tổn hại đến tính mạng của hai mẹ con.

Do đó, từ những phân tích trên có thể xem việc bạn chống trả trước hành vi bạo lực của chồng bước đầu có thể được xem xét là tự vệ chính đáng. Tuy nhiên, việc xác định đây có phải tự vệ chính đáng hay không sẽ phụ thuộc vào nhận định của Tòa án dựa trên hồ sơ vụ án, kết luận điều tra và các tình tiết khác của vụ việc. Nên các ý kiến trên chỉ mang tính tham khảo.

Tự vệ bằng cách đâm dao vào tay chồng thì có bị đi tù không?

(1) Căn cứ Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

- Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

(2) Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

- Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

+ Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

+ Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

+ Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

+ Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

+ Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

+ Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

+ Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

+ Phạm tội do lạc hậu;

+ Người phạm tội là phụ nữ có thai;

+ Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

+ Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

+ Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

+ Người phạm tội tự thú;

+ Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

+ Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

+ Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

+ Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

+ Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

- Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

- Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Như vậy, trong trường hợp bạn gây ra tỷ lệ thương tật cho chồng bạn là từ 31% đến 60% thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Tuy nhiên nếu căn cứ vào việc chồng bạn đã bạo hành bạn nhiều lần, cũng gây thương tật cho cơ thể của bạn. Đồng thời nếu bạn tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; tự thú; thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải thì được xem là những tình tiết giảm nhẹ hình phạt của bạn.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc tự vệ trước hành vi bạo lực gia đình mà bạn quan tâm.

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị về việc cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch UBND xã dành cho người nước ngoài bị bạo lực gia đình?
Pháp luật
Ngày của cha là ngày mấy? Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu thì có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?
Pháp luật
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ người bị bạo lực gia đình chi phí ăn mặc và đi lại không?
Pháp luật
Gọi điện cho tổng đài điện thoại quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình vào giờ nào để báo tin về hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình thay đổi mục đích hoạt động thì có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động không?
Pháp luật
Người chồng cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm của người vợ thì báo tin lên cơ quan công an về hành vi bạo lực gia đình có được không?
Pháp luật
Giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có chú trọng đến việc thay đổi hành vi của người bạo lực gia đình hay không?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình được đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
1,720 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào