Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh là tuyến khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền cao nhất của tỉnh đúng không?
Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh là tuyến khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền cao nhất của tỉnh đúng không?
Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 37/2011/TT-BYT như sau:
Vị trí, chức năng
1. Vị trí: Bệnh viện Y học cổ truyền (bệnh viện Y dược cổ truyền) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh) là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế tỉnh, là tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền cao nhất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh); Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc tại địa bàn tỉnh, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế tỉnh, là tuyến khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền cao nhất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh (Hình từ Internet)
Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác dược và vật tư y tế?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh được quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 37/2011/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Công tác dược và vật tư y tế:
a) Phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo về công tác bảo tồn, phát triển dược liệu;
b) Cung ứng đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú;
c) Tổ chức bào chế, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đáp ứng nhu cầu của người bệnh và nhân dân trên địa bàn;
d) Hướng dẫn sử dụng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và các vị thuốc Y học cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả;
e) Bố trí trang thiết bị theo danh mục tiêu chuẩn trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.
8. Quản lý bệnh viện
a) Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy định;
c) Quản lý nhân lực, cơ sở vật chất của bệnh viện theo quy định.
9. Hợp tác quốc tế
a) Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền;
b) Tham gia thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
Theo đó, trong công tác dược và vật tư y tế, Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo về công tác bảo tồn, phát triển dược liệu;
- Cung ứng đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú;
- Tổ chức bào chế, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đáp ứng nhu cầu của người bệnh và nhân dân trên địa bàn;
- Hướng dẫn sử dụng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và các vị thuốc Y học cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả;
- Bố trí trang thiết bị theo danh mục tiêu chuẩn trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh có các khoa chuyên môn nào?
Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 37/2011/TT-BYT như sau:
Tổ chức bộ máy
...
3. Các khoa chuyên môn
a) Khoa Khám bệnh đa khoa
b) Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc
c) Khoa Nội tổng hợp
d) Khoa Nhi
đ) Khoa Ngũ quan
e) Khoa Ngoại tổng hợp
g) Khoa Phụ
h) Khoa Châm cứu – Dưỡng sinh
i) Khoa Phục hồi chức năng
k) Khoa Xét nghiệm
l) Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng
m) Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
o) Khoa Dược
p) Khoa Dinh dưỡng
Giám đốc bệnh viện xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng, khoa trên cơ sở quy định của Bộ Y tế trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Việc giải thể, sáp nhập, tổ chức lại và thành lập mới các khoa, phòng trong bệnh viện được thực hiện theo quy định nếu có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh có các khoa chuyên môn sau:
- Khoa Khám bệnh đa khoa
- Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc
- Khoa Nội tổng hợp
- Khoa Nhi
- Khoa Ngũ quan
- Khoa Ngoại tổng hợp
- Khoa Phụ
- Khoa Châm cứu – Dưỡng sinh
- Khoa Phục hồi chức năng
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Dược
- Khoa Dinh dưỡng
Giám đốc bệnh viện xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng, khoa trên cơ sở quy định của Bộ Y tế trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Việc giải thể, sáp nhập, tổ chức lại và thành lập mới các khoa, phòng trong bệnh viện được thực hiện theo quy định nếu có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?