Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã bị giải thể khi bỏ cấp huyện không? Các Bệnh viện đa khoa cấp huyện được sắp xếp thế nào?
- Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã bị giải thể khi bỏ cấp huyện không? Các Bệnh viện đa khoa cấp huyện được sắp xếp thế nào?
- Khi sắp sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, Phòng Y tế có bị giải thể?
- Các bệnh viện đa khoa của Nhà nước có phải tổ chức việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền không?
Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã bị giải thể khi bỏ cấp huyện không? Các Bệnh viện đa khoa cấp huyện được sắp xếp thế nào?
Theo tiểu mục 2 Mục 2 Công văn 2147/BYT-TCCB năm 2025 quy định như sau:
II. Phương án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế cấp huyện, quận, thị xã.
...
2. Đối với các Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có:
Cơ bản duy trì các bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có và chuyển thành bệnh viện đa khoa khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp, để tổ chức cung cấp dịch vụ khám, bệnh chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực liên xã, phường không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
...
Như vậy, không giải thể Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện. Duy trì các bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có và chuyển thành bệnh viện đa khoa khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp, để tổ chức cung cấp dịch vụ khám, bệnh chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực liên xã, phường không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã bị giải thể khi bỏ cấp huyện không? Các Bệnh viện đa khoa cấp huyện được sắp xếp thế nào? (hình từ internet)
Khi sắp sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, Phòng Y tế có bị giải thể?
Theo tiểu mục 1 Mục 2 Công văn 2147/BYT-TCCB năm 2025 quy định như sau:
II. Phương án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế cấp huyện, quận, thị xã.
1. Đối với Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã.
Giải thể, kết thúc hoạt động các Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã hiện có, chuyển chức năng, nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước của Phòng Y tế trước đây về Phòng Văn hóa - Xã hội và Trung tâm hành chính công thuộc Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (cấp xã, phường) sau sắp xếp để tiếp tục triển khai thực hiện.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (cấp xã, phường) trong quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành y tế trên địa bàn xã, phường thực hiện theo Phụ lục gửi kèm theo Công văn này.
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hỗ trợ nhân lực, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ để giúp Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (cấp xã, phường) trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành y tế trên địa bàn xã, phường.
...
Như vậy, khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, thì thực hiện giải thể, kết thúc hoạt động các Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã hiện có, chuyển chức năng, nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước của Phòng Y tế trước đây về Phòng Văn hóa - Xã hội và Trung tâm hành chính công thuộc Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (cấp xã, phường) sau sắp xếp để tiếp tục triển khai thực hiện.
Các bệnh viện đa khoa của Nhà nước có phải tổ chức việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền không?
Theo Điều 85 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Phát triển khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
1. Các bệnh viện đa khoa của Nhà nước phải tổ chức việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đa khoa nếu đáp ứng đủ điều kiện.
2. Kế thừa và phát triển bài thuốc, phương pháp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; khuyến khích sử dụng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu nuôi trồng trong nước có hiệu quả trên lâm sàng trong phòng bệnh, chữa bệnh. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các phương pháp dưỡng sinh y học cổ truyền tại cộng đồng.
3. Khuyến khích thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ về y học cổ truyền sau đây:
a) Phát hiện, nghiên cứu về thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
b) Nghiên cứu về tính vị và tác dụng theo y học cổ truyền của các vị thuốc nam, thuốc dân gian, bài thuốc được xác định theo y học cổ truyền và y học hiện đại có tác dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh;
c) Nghiên cứu về tính an toàn, hiệu quả của các phương thức chẩn trị và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh;
d) Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền an toàn, hiệu quả cao trong điều trị bệnh;
...
Như vậy, các bệnh viện đa khoa của Nhà nước phải tổ chức việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đa khoa nếu đáp ứng đủ điều kiện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong quá trình sử dụng thực hiện kiểm kê phát hiện thừa thì giải quyết như thế nào?
- Cơ sở khám chữa bệnh thực hiện thống kê trường hợp tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở trong thời gian nào?
- Người nào được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh? Tiêu chuẩn có công lao to lớn trong sự nghiệp của Đảng quy định ra sao?
- Tỉnh nào phải thực hiện sắp xếp dân số sau sáp nhập tỉnh thành theo Đề án ban hành kèm Quyết định 759?
- Sẽ tổ chức lễ duyệt binh 2 9 2025 nhân kỷ niệm 80 năm Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?