Bệnh viện có gửi thông tin kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong hồ sơ bệnh án về cho xã khi cá nhân bị tai nạn giao thông và phát hiện nhiễm HIV không?
- Bệnh viện có gửi thông tin kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong hồ sơ bệnh án về cho xã khi cá nhân bị tai nạn giao thông và phát hiện nhiễm HIV không?
- Người nhiễm HIV có phải gửi thông tin về kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong hồ sơ bệnh án cho xã không?
- Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Bệnh viện có gửi thông tin kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong hồ sơ bệnh án về cho xã khi cá nhân bị tai nạn giao thông và phát hiện nhiễm HIV không?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh:
Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
2. Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
3. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về hồ sơ bệnh án:
Hồ sơ bệnh án
...
3. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị được thực hiện như sau:
a) Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đọc nhưng chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Người hành nghề của cơ sở khác được đọc, sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ được thực hiện như sau:
a) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư của người bệnh được tiếp cận, cung cấp hồ sơ bệnh án để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc, ghi chép hoặc đề nghị cấp bản sao phục vụ nhiệm vụ được giao khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.
...
Thêm vào đó, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV:
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
...
d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
...
Như vậy, có thể thấy rằng người bệnh được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
Hay nói cách khác, việc người bệnh bị tai nạn giao thông và phát hiện nhiễm HIV thì kết quả xét nghiệm HIV dương tính sẽ được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án.
Thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh chỉ được phép chia sẻ khi người bệnh đồng ý, hoặc theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Bệnh viện có gửi thông tin kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong hồ sơ bệnh án về cho xã khi cá nhân bị tai nạn giao thông và phát hiện nhiễm HIV không? (Hình từ Internet)
Người nhiễm HIV có phải gửi thông tin về kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong hồ sơ bệnh án cho xã không?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 4 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV:
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
...
2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
b) Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
c) Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, người nhiễm HIV không phải gửi thông tin về kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong hồ sơ bệnh án cho xã mà thay vào đó phải có trách nhiệm thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình.
Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 thì:
Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
- Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc, tôn giáo, đạo đức xã hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán;
- Không phân biệt đối xử, không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới và không đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?