Bệnh sốt rét có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các biện pháp phòng chống Bệnh sốt rét như thế nào?

Tôi có thắc mắc là bệnh sốt rét có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các biện pháp phòng chống Bệnh sốt rét như thế nào? Nguyên tắc điều trị Bệnh sốt rét như thế nào? - câu hỏi của anh Giang (Bình Dương)

Bệnh sốt rét có phải là bệnh truyền nhiễm không?

Bệnh sốt rét có phải là bệnh truyền nhiễm không thì căn cứ theo Mục I Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét ban hành kèm theo Quyết định 3377/QĐ-BYT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 30/08/2023) như sau:

I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra gồm: Plasmodium falciparum (P. falciparum), Plasmodium vivax (P. vivax), Plasmodium malariae (P. malariae), Plasmodium ovale (P. ovale) và Plasmodium knowlesi (P. knowlesi). Muỗi Anopheles là véc tơ truyền bệnh.
Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi có tính chu kỳ tùy theo loài ký sinh trùng, sốt rét do P. falciparum có thể gây ra sốt rét ác tính dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Bệnh sốt rét có thuốc điều trị đặc hiệu và bệnh có thể phòng chống được. Đến năm 2022, Việt Nam đã có 42 tỉnh được công nhận loại trừ sốt rét, tuy nhiên vẫn còn 21 tỉnh có sốt rét lưu hành và có các trường hợp mắc bệnh sốt rét ngoại lai do đi làm việc, công tác, du lịch từ các quốc gia có sốt rét lưu hành trở về.

Theo đó, bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra gồm: Plasmodium falciparum (P. falciparum), Plasmodium vivax (P. vivax), Plasmodium malariae (P. malariae), Plasmodium ovale (P. ovale) và Plasmodium knowlesi (P. knowlesi). Muỗi Anopheles là véc tơ truyền bệnh.

Trước đây, nội dung này được quy định tại Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sốt rét ban hành kèm theo Quyết định 2699/QĐ-BYT năm 2020 (Hết hiệu lực từ ngày 30/08/2023) quy định như sau:

I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do 5 loài ký sinh trùng Plasmodium gây nên gồm Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi.
Bệnh lây truyền chủ yếu là do muỗi Anopheles. Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Bệnh tiến triển có chu kỳ và có hạn định nếu không bị tái nhiễm.
Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền vững. Bệnh lưu hành địa phương, trong những điều kiện thuận lợi có thể gây thành dịch, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể phòng chống được. Ở nước ta hiện nay, bệnh lưu hành chủ yếu ở Miền Trung - Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Nhiều tỉnh miền Bắc, miền Nam đã loại trừ sốt rét, tuy nhiên vẫn có trường hợp mắc bệnh sốt rét ngoại lai do đi làm việc, công tác, du lịch ở vùng có sốt rét lưu hành về. KSTSR P. falciparum đã kháng với hầu hết các thuốc đơn trị liệu, trong đó có thuốc artemisinin và dẫn chất, đặc biệt đã kháng với một số thuốc sốt rét phối hợp.

Theo quy định Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do 5 loài ký sinh trùng Plasmodium gây nên gồm Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi.

Bệnh lây truyền chủ yếu là do muỗi Anopheles. Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Bệnh tiến triển có chu kỳ và có hạn định nếu không bị tái nhiễm.

Các biện pháp phòng chống Bệnh sốt rét như thế nào?

Theo tiểu mục 1 Mục V Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sốt rét ban hành kèm theo Quyết định 2699/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:

V. PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT
1. Các biện pháp bảo vệ cá nhân
- Biện pháp vật lý: nằm màn, lưới chắn muỗi, bẫy vợt muỗi, mặc quần áo dài... tránh muỗi đốt.
- Biện pháp sinh học: nuôi cá ăn bọ gậy, chế phẩm sinh học diệt bọ gậy...
- Các biện pháp hóa học: phun hóa chất, tẩm màn hóa chất (màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu), tẩm rèm, chăn... kem muỗi, hương muỗi...
2. Các chỉ định sử dụng thuốc điều trị bệnh sốt rét
2.1. Điều trị người bệnh sốt rét
Bao gồm người bệnh được xác định mắc sốt rét và các trường hợp nghi sốt rét có biểu hiện đe dọa sốt rét ác tính.
2.2. Điều trị mở rộng
Chỉ áp dụng ở các vùng đang có dịch. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh quyết định chọn đối tượng và phạm vi điều trị mở rộng.
2.3. Cấp thuốc tự điều trị
- Hạn chế cấp thuốc tự điều trị tiến tới không cấp thuốc tự điều trị cho các vùng không có nguy cơ.
- Hiện tại cấp thuốc tự điều trị trong các trường hợp sau:
+ Cấp thuốc tự điều trị chỉ áp dụng cho những huyện thuộc vùng sốt rét lưu hành tại miền Trung - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và không có bằng chứng về sốt rét kháng thuốc;
+ Người từ vùng không có sốt rét vào vùng sốt rét lưu hành trên 1 tuần;
+ Người sống trong vùng sốt rét lưu hành có ngủ rừng, ngủ rẫy hoặc qua lại vùng biên giới;
- Cán bộ y tế từ tuyến xã trở lên mới được cấp thuốc tự điều trị, hướng dẫn cho họ biết cách sử dụng thuốc và theo dõi sau khi trở về.
- Thuốc sốt rét được cấp để tự điều trị là dihydroartemisinin-piperaquin, liều theo tuổi trong 3 ngày (xem Bảng 3).

Theo quy định các biện pháp phòng chống Bệnh sốt rét cá nhân bao gồm:

- Biện pháp vật lý: nằm màn, lưới chắn muỗi, bẫy vợt muỗi, mặc quần áo dài... tránh muỗi đốt.

- Biện pháp sinh học: nuôi cá ăn bọ gậy, chế phẩm sinh học diệt bọ gậy...

- Các biện pháp hóa học: phun hóa chất, tẩm màn hóa chất (màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu), tẩm rèm, chăn... kem muỗi, hương muỗi...

bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các biện pháp phòng chống Bệnh sốt rét như thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc điều trị Bệnh sốt rét như thế nào?

Điều trị Bệnh sốt rét được thực hiện theo các nguyên tắc tại tiểu mục 1 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét ban hành kèm theo Quyết định 3377/QĐ-BYT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 30/08/2023) như sau:

III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
- Phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc đặc trị đúng và đủ liều;
- Điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống lây lan đối với sốt rét do P. falciparum, P. malariae, P. knowlesi và điều trị tiệt căn đối với sốt rét do P. vivax, P. ovale ngay từ ngày đầu tiên;
- Các trường hợp sốt rét do P. falciparum không được dùng một thuốc sốt rét đơn thuần, phải điều trị thuốc sốt rét phối hợp hoặc phối hợp các thuốc khác nhau để tăng hiệu lực điều trị và hạn chế kháng thuốc;
- Kết hợp điều trị thuốc sốt rét đặc hiệu với điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng;
- Điều trị sốt rét ở người bệnh có bệnh lý kèm theo thì phải điều trị kết hợp bệnh lý kèm theo;
- Các trường hợp sốt rét ác tính phải chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực;
- Có thể chỉ định điều trị cho một số trường hợp nghi ngờ sốt rét có dấu hiệu đe dọa đến tính mạng của người bệnh sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.
...

Theo đó, điều trị Bệnh sốt rét được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.

Trước đây, nguyên tắc điều trị Bệnh sốt rét được quy định tại tiểu mục 1 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sốt rét ban hành kèm theo Quyết định 2699/QĐ-BYT năm 2020 (Hết hiệu lực từ ngày 30/08/2023) quy định như sau:

III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
- Phát hiện và điều trị sớm, đúng và đủ liều.
- Điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống lây lan (sốt rét do P. falciparum) và điều trị tiệt căn (sốt rét do P. vivax, P. ovale) ngay từ ngày đầu tiên.
- Các trường hợp sốt rét do P. falciparum không được dùng một thuốc sốt rét đơn thuần, phải điều trị thuốc sốt rét phối hợp để tăng hiệu lực điều trị và hạn chế kháng thuốc.
- Điều trị thuốc sốt rét đặc hiệu kết hợp với điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng.
- Điều trị sốt rét ở bệnh nhân có bệnh lý kèm theo thì phải điều trị kết hợp bệnh lý kèm theo.
- Các trường hợp sốt rét ác tính phải chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực.
- Có thể chỉ định điều trị cho một số trường hợp nghi ngờ sốt rét có dấu hiệu đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.
...

Theo đó, việc điều trị Bệnh sốt rét cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Phát hiện và điều trị sớm, đúng và đủ liều.

- Điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống lây lan (sốt rét do P. falciparum) và điều trị tiệt căn (sốt rét do P. vivax, P. ovale) ngay từ ngày đầu tiên.

- Các trường hợp sốt rét do P. falciparum không được dùng một thuốc sốt rét đơn thuần, phải điều trị thuốc sốt rét phối hợp để tăng hiệu lực điều trị và hạn chế kháng thuốc.

- Điều trị thuốc sốt rét đặc hiệu kết hợp với điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng.

- Điều trị sốt rét ở bệnh nhân có bệnh lý kèm theo thì phải điều trị kết hợp bệnh lý kèm theo.

- Các trường hợp sốt rét ác tính phải chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực.

- Có thể chỉ định điều trị cho một số trường hợp nghi ngờ sốt rét có dấu hiệu đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.

Bệnh sốt rét
Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Pháp luật
Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm thì phải thông báo tại đâu? Bệnh thủy đậu có phải là bệnh truyền nhiễm cần cách ly không?
Pháp luật
Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch có bắt buộc phải sử dụng vắc xin hay không?
Pháp luật
Bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm hay các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định?
Pháp luật
Bệnh bại liệt có thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh (Bệnh truyền nhiễm nhóm A) không?
Pháp luật
Ngày 25 tháng 4 là ngày gì? 25 tháng 4 2024 vào thứ mấy? 25/4/2024, người lao động có được nghỉ làm việc không?
Pháp luật
Lợn bao nhiêu tháng tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? Khi mắc bệnh tụ huyết trùng thì lợn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Người bị bệnh truyền nhiễm có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền tạm hoãn xuất cảnh với người này?
Pháp luật
Bộ Y tế công bố những loại dịch bệnh truyền nhiễm nào tại Việt Nam? Công tác phòng, chống có đạt hiệu quả không?
Pháp luật
Để giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã đặt ra những chỉ tiêu thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh sốt rét
1,248 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh sốt rét Bệnh truyền nhiễm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào