Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa nào? Biểu hiện đặc trưng của bệnh? Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa nào? Biểu hiện đặc trưng của bệnh? Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi là bao lâu? Người bị bệnh sởi có phải cách ly không và phải cách ly trong bao nhiêu ngày theo quy định của Bộ Y tế?

Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa nào? Biểu hiện đặc trưng của bệnh?

Căn cứ Mục I Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 có nêu như sau:

I. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.
- Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong.

Theo đó, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên và bệnh thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh sởi bao gồm:

- Sốt;

- Viêm long đường hô hấp;

- Viêm kết mạc và phát ban.

Ngoài ra, bệnh sởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong.

Lưu ý: Bệnh sởi chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.

Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa nào? Biểu hiện đặc trưng của bệnh? Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa nào? Biểu hiện đặc trưng của bệnh? (Hình từ Internet)

Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi là bao lâu?

Căn cứ vào tiểu khoản 1 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

II. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng
1.1. Thể điển hình
- Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày (trung bình 10 ngày).
- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày. Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
...

Như vậy, thời gian ủ bệnh của bệnh sởi là từ 07-21 ngày, và thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh là 10 ngày.

Người bị bệnh sởi có phải cách ly không và phải cách ly trong bao nhiêu ngày?

Theo tiểu khoản1 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị:
- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ
- Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.
- Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.
- Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi.

Bên cạnh đó, căn cứ tiểu khoản 2 Mục V Mục II Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

V. PHÒNG BỆNH
1. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin.
Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi)
Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
2. Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân
Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
+ Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho người bệnh, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế.
+ Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với người bệnh.
+ Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người bị bệnh sởi cần phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị để phòng ngừa lây truyền và thời gian cách ly là từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.

Lưu ý: Người bệnh cần chú ý đến vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, và nâng cao thể trạng để hỗ trợ quá trình điều trị và tăng cường sức đề kháng.

Bệnh sởi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dấu hiệu bệnh sởi trẻ em là gì? Cách trị bệnh sởi cho trẻ em được thực hiện Bộ Y tế hướng dẫn như thế nào?
Pháp luật
Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em? Trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh sởi vào mùa nào? Hình ảnh bệnh sởi ở trẻ em 5 tuổi như nào?
Pháp luật
Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa nào? Biểu hiện đặc trưng của bệnh? Thời gian ủ bệnh là bao lâu?
Pháp luật
Mũi vắc xin đầu tiên phòng bệnh sởi ở trẻ em bắt buộc phải tiêm khi nào? Bệnh sởi ở trẻ em thường có những triệu chứng gì?
Pháp luật
Trẻ em từ mấy tuổi có thể tiêm chủng bệnh sởi? Chống chỉ định tiêm chủng bệnh sởi cho trẻ trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bệnh sởi là bệnh gì? Triệu chứng bệnh sởi được biểu hiện như thế nào? Giai đoạn ủ bệnh sởi bắt đầu từ khi nào?
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Bệnh sởi có lây không? Trẻ em mấy tuổi có thể tiêm vắc xin phòng bệnh sởi? Không được sử dụng thuốc nào khi mắc bệnh sởi?
Pháp luật
Bệnh sởi lây qua đường nào? Mắc bệnh sởi có thể gây tử vong không? Các cách phòng tránh mắc bệnh sởi?
Pháp luật
Chính thức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi năm 2024? Thời gian, phạm vi triển khai thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh sởi
579 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh sởi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh sởi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào