Bệnh phó thương hàn lợn thường xuất hiện ở lợn từ bao nhiêu tháng tuổi? Lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn sống như thế nào?

Lợn con khoảng mấy tháng tuổi thì thường mắc bệnh phó thương hàn lợn nhất, những triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh là gì? Đối với lợn sống có triệu chứng bệnh thì lấy mẫu bệnh phẩn để tiến hành phân lập vi khuẩn chẩn đoán bệnh như thế nào? Câu hỏi của anh Dưỡng từ Đồng Nai

Bệnh phó thương hàn lợn thường xuất hiện ở lợn từ bao nhiêu tháng tuổi?

Theo tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh phó thương hàn lợn như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Thể bại huyết
- Thể bệnh này thường gặp ở lợn con cai sữa dưới 2 tháng tuổi.
- Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là lợn ủ rũ, bỏ ăn, nằm rúc đầu vào góc chuồng, một vài lợn chết có biểu hiện tím tái ở bốn chân và vùng bụng.
- Lợn sốt cao từ 40,5 °C đến 41,5 °C.
- Ho nhẹ, khó thở.
- Tỷ lệ chết cao.
- Lợn trưởng thành khi mắc thể bệnh này thường chết đột ngột hoặc sảy thai.
Thể viêm ruột
- Thể bệnh này thường gặp ở lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi.
- Lợn ỉa chảy phân loãng màu vàng có khi dính máu, màng nhày và fibrin, có thể bị đi bị lại vài lần và kéo dài đến vài tuần.
- Lợn mất nước, gầy, sốt từng cơn.
- Tỉ lệ chết thấp và chỉ xảy ra sau khi đi ỉa chảy vài tuần, còn phần lớn các lợn có thể hồi phục và trở thành vật mang trùng.
...

Theo đó, bệnh phó thương hàn lợn được chia làm hai thể là thể bại huyết và thể viêm ruột.

Ở thể bại huyết thì bệnh phó thương hàn lợn thường gây bệnh cho lợn con cai sữa dưới 2 tháng tuổi, một số triệu chứng lâm sàng có thể nhận biết như:

- Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là lợn ủ rũ, bỏ ăn, nằm rúc đầu vào góc chuồng, một vài lợn chết có biểu hiện tím tái ở bốn chân và vùng bụng.

- Lợn sốt cao từ 40,5 °C đến 41,5 °C.

- Ho nhẹ, khó thở.

- Tỷ lệ chết cao.

- Lợn trưởng thành khi mắc thể bệnh này thường chết đột ngột hoặc sảy thai.

Đối với thể viêm ruột thì bệnh phó thương hàn lợn thường gây bệnh ở lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi, một số triệu chứng lâm sàng có thể nhận biết như:

- Lợn ỉa chảy phân loãng màu vàng có khi dính máu, màng nhày và fibrin, có thể bị đi bị lại vài lần và kéo dài đến vài tuần.

- Lợn mất nước, gầy, sốt từng cơn.

- Tỉ lệ chết thấp và chỉ xảy ra sau khi đi ỉa chảy vài tuần, còn phần lớn các lợn có thể hồi phục và trở thành vật mang trùng.

Bệnh phó thương hàn lợn thường xuất hiện ở lợn từ bao nhiêu tháng tuổi?

Bệnh phó thương hàn lợn thường xuất hiện ở lợn từ bao nhiêu tháng tuổi? (Hình từ internet)

Lợn có triệu chứng mắc bệnh phó thương hàn lợn thì lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để chẩn đoán bệnh?

Theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn sống đang có triệu chứng mắc bệnh phó thương hàn lợn như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
Lợn chết nghi mắc bệnh thể bại huyết lấy bệnh phẩm là: máu, lách, gan, phổi. Mỗi loại bệnh phẩm được lấy vô trùng từ 50 g đến 100 g.
Lợn chết nghi mắc bệnh thể viêm ruột lấy bệnh phẩm là ruột hoặc chất chứa ruột vùng hồi tràng, hạch lympho vùng hồi manh tràng.
Lợn sống: lấy mẫu là phân trực tràng (lấy khoảng 10 g), dịch ngoáy họng vùng amidan.
Cho mỗi loại bệnh phẩm vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.
Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
...

Đối với lợn sống, có triệu chứng mắc bệnh phó thương hàn lợn thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm là trực tràng (khoảng 1g) hoặc dịch ngoáy họng vùng amidan.

Thực hiện phân lập vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm lấy từ lợn có triệu chứng mắc bệnh phó thương hàn như thế nào?

Theo tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về phân lập vi khuẩn như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.2. Phân lập vi khuẩn
Bệnh phẩm được cấy vào các môi trường: môi trường nước thịt (xem 3.2), môi trường thạch máu (xem 3.1), môi trường chọn lọc (thạch MacConkey, thạch Brillian green, thạch XLD (xem 3.3)), nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 37 °C (xem 4.1) trong 24 h.
Với những bệnh phẩm là phân, dịch ruột, dịch ngoáy họng hoặc bệnh phẩm phủ tạng nghi bị nhiễm tạp khuẩn, cấy vào môi trường tăng sinh như môi trường tetrathionate (xem 3.8), nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 42 °C (xem 4.2) từ 36 h đến 48 h. Sau đó cấy chuyển vào môi trường thông thường và môi trường chọn Iọc.
Sau 24 h nuôi cấy, hình thái khuẩn lạc Salmonella trên các môi trường phân lập như sau:
Trên môi trường thạch máu (xem 3.1): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, mặt vồng và màu trắng hơi đục.
Trên môi trường thạch MacConkey (xem 3.3): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, hình vòm màu trắng hơi đục.
Trên môi trường thạch Brillian green (xem 3.3): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu hồng đậm.
Trên môi trường thạch XLD (xem 3.3): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu đỏ có nhân đen.
Chọn khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào môi trường thạch máu (xem 3.1), nước peptone (xem 3.4) hoặc môi trường nước thịt (xem 3.2), nuôi trong tủ ấm (xem 4.1) từ 18 h đến 24 h để kiểm tra đặc tính sinh hóa hay giám định vi khuẩn bằng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) (xem Phụ lục B).
...

Dùng mẫu bệnh phẩm thu được cấy vào các loại môi trường: môi trường nước thịt, môi trường thạch máu, môi trường chọn lọc (thạch MacConkey, thạch Brillian green, thạch XLD), nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 37 °C trong 24 h.

Với những bệnh phẩm là phân, dịch ruột, dịch ngoáy họng hoặc bệnh phẩm phủ tạng nghi bị nhiễm tạp khuẩn, cấy vào môi trường tăng sinh như môi trường tetrathionate (xem 3.8), nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 42 °C (xem 4.2) từ 36 h đến 48 h. Sau đó cấy chuyển vào môi trường thông thường và môi trường chọn Iọc.

Sau 24 h nuôi cấy, hình thái khuẩn lạc Salmonella trên các môi trường phân lập như sau:

- Trên môi trường thạch máu : khuẩn lạc có hình tròn, trơn, mặt vồng và màu trắng hơi đục.

- Trên môi trường thạch MacConkey: khuẩn lạc có hình tròn, trơn, hình vòm màu trắng hơi đục.

- Trên môi trường thạch Brillian green: khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu hồng đậm.

- Trên môi trường thạch XLD: khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu đỏ có nhân đen.

Đối với những khuẩn lạc nghi ngờ thì tiếp tục cấy vào những môi trường như môi trường thạch máu, nước peptone hoặc môi trường nước thịt, nuôi trong tủ ấm từ 18 h đến 24 h để kiểm tra đặc tính sinh hóa hay giám định vi khuẩn bằng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction)

Bệnh phó thương hàn lợn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để chẩn đoán bệnh phó thương hàn lợn cần nuôi cấy mẫu bệnh phẩm là dịch ruột lợn trong bao lâu?
Pháp luật
Dùng phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh phó thương hàn lợn thì cần dùng những nguyên liệu nào?
Pháp luật
Bệnh phó thương hàn lợn thường xuất hiện ở lợn từ bao nhiêu tháng tuổi? Lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn sống như thế nào?
Pháp luật
Đối với lợn chết nghi mắc bệnh phó thương hàn lợn thì có thể sử dụng bộ phận nào để làm mẫu bệnh phẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh phó thương hàn lợn
1,779 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh phó thương hàn lợn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào