Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì? Báo cáo giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục được thực hiện theo quy trình nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì? Báo cáo giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục được thực hiện theo quy trình nào? Câu hỏi của anh N.T.H ở Bình Dương.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?

Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 07/2023/TT-BYT thì bệnh lây truyền qua đường tình dục là các nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, đơn bào hoặc các tác nhân khác lây truyền qua quan hệ tình dục.

Có những phương pháp giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục nào?

Việc giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục được thực hiện theo những phương pháp được quy định tại Điều 18 Thông tư 07/2023/TT-BYT như sau:

Phương pháp giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục
1. Phương pháp giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm:
a) Khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục theo căn nguyên và theo hội chứng;
b) Thu thập, tổng hợp và báo cáo về chỉ số dịch tễ học bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Đối tượng giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục là người bệnh đã được chẩn đoán mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo quy định trên, việc giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục được thực hiện theo những phương pháp sau:

+ Khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục theo căn nguyên và theo hội chứng.

+ Thu thập, tổng hợp và báo cáo về chỉ số dịch tễ học bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (Hình từ Internet)

Báo cáo giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục được thực hiện theo quy trình nào?

Quy trình báo cáo giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục được quy định tại Điều 22 Thông tư 07/2023/TT-BYT như sau:

Quy trình báo cáo giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục
1. Báo cáo của Trạm y tế xã:
a) Nội dung báo cáo: Số người bệnh khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước theo các mẫu quy định tại các Phụ lục 9, 10 và Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo;
c) Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện.
2. Báo cáo tại cấp huyện:
a) Nội dung báo cáo theo quy định tại điềm a khoản 1 Điều này;
b) Đơn vị gửi báo cáo: Trạm Y tế xã, cơ sở y tế cấp huyện có khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn huyện;
c) Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo;
d) Đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo: Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện.
3. Báo cáo tại cấp tỉnh:
a) Nội dung báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Đơn vị gửi báo cáo: Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện, cơ sở y tế cấp tỉnh có khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đơn vị y tế thuộc Bộ, ngành đóng trên địa bàn tỉnh và các cơ sở y tế có khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
c) Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo;
d) Đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo: Đơn vị đầu mối về da liễu cấp tỉnh.
4. Báo cáo tại cấp trung ương:
a) Nội dung báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Đơn vị gửi báo cáo: Đơn vị đầu mối về da liễu cấp tỉnh;
c) Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo;
d) Đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo: Bệnh viện Da liễu Trung ương tổng hợp số liệu toàn quốc và gửi về Cục Phòng, chống HIV/AIDS chậm nhất trước ngày 20 tháng 7 của năm báo cáo và 20 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.

Như vậy, báo cáo giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 22 nêu trên.

Lưu ý: thời gian gửi báo cáo giám sát

+ Đối với báo cáo của Trạm y tế xã: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.

+ Đối với báo cáo tại cấp huyện: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.

+ Đối với báo cáo tại cấp tỉnh: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.

+ Đối với báo cáo tại cấp trung ương: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh hạ cam là gì? Các thuốc được khuyến cáo điều trị bệnh hạ cam theo quy định pháp luật hiện nay là gì?
Pháp luật
Hội chứng đau bụng dưới là gì? Triệu chứng lâm sàng của Hội chứng đau bụng dưới theo quy định là gì?
Pháp luật
Bệnh ghẻ là gì? Những biến chứng của bệnh ghẻ mang lại là gì? Triệu chứng lâm sàng của bệnh ghẻ là gì?
Pháp luật
Bệnh hột xoài là gì? Những loại thuốc được dùng để điều trị bệnh hột xoài theo quy định hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì? Các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh sùi mào gà đúng không? Nữ giới được khuyến cáo tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi nào?
Pháp luật
Bệnh sùi mào gà do vi rút HPV gây nên đúng không? Sẽ có những cách nào để phòng bệnh sùi mào gà?
Pháp luật
Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đâu? Việc điều trị bệnh lậu được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Mẹ mắc bệnh lậu thì có lây sang cho con không? Nếu bị lây nhiễm thì trẻ sẽ có những triệu chứng gì?
Pháp luật
Người bị nhiễm bệnh lậu có khả năng bị vô sinh đúng không? Triệu chứng của nhiễm bệnh lậu là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh lây truyền qua đường tình dục
803 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh lây truyền qua đường tình dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào