Bệnh Gumboro thường xảy ra thường xuyên nhất ở gà bao nhiêu tuần tuổi? Bệnh do vi khuẩn nào gây ra?
Bệnh Gumboro ở gà do loại vi khuẩn nào gây nên?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-32:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 32: Bệnh Gumboro ở gia cầm quy định về bệnh Gumboro như sau:
Bệnh Gumboro (Infectious bursal disease)
Bệnh do virus thuộc giống Avibirnavirus, họ Birnaviridae gây ra ở gà; gà tây, vịt, gà sao và đà điểu cũng có thể bị nhiễm.
CHÚ THÍCH: Bệnh Gumboro đặc trưng bởi sự phá hủy các cơ quan lympho, đặc biệt là các tế bào lympho ở túi Fabricius, tuy nhiên chỉ ở gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tế bào đích của virus là lympho B ở giai đoạn chưa biệt hóa dẫn đến suy giảm miễn dịch. Virus Gumboro thuộc nhóm ARN virus, cấu tạo virus bao gồm axit ribonucleic bên trong, bao quanh là lớp vỏ bọc cấu tạo bằng protein, ngoài phần vỏ bọc protein virus không có vỏ bọc lipid.
Theo tiêu chuẩn trên thì bệnh Gumboro là bệnh do vi khuẩn thuộc giống Avibirnavirus, họ Birnaviridae gây ra. Bệnh Gumboro thường xuất hiện trên gà, gà tây, gà sao và gà điểu.
Bệnh Gumboro đặc trưng bởi sự phá hủy các cơ quan lympho, đặc biệt là các tế bào lympho ở túi Fabricius, tuy nhiên chỉ ở gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Tế bào đích của virus là lympho B ở giai đoạn chưa biệt hóa dẫn đến suy giảm miễn dịch. Virus Gumboro thuộc nhóm ARN virus, cấu tạo virus bao gồm axit ribonucleic bên trong, bao quanh là lớp vỏ bọc cấu tạo bằng protein, ngoài phần vỏ bọc protein virus không có vỏ bọc lipid.
Bệnh Gumboro ở gà thường xảy ra thường xuyên nhất ở gà bao nhiêu tuần tuổi?
Theo tiết 5.1 Mục 5 TTiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-32:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 32: Bệnh Gumboro ở gia cầm quy định về đặc điểm dịch tể của bệnh Gumboro ở gà như sau
Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Gà, gà tây, vịt, gà sao và đà điểu có thể bị nhiễm, nhưng thường chỉ thấy gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng;
- Ở gà lứa tuổi mẫn cảm nhất với bệnh là từ 3 tuần tuổi đến 6 tuần tuổi;
- Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 ngày đến 3 ngày;
- Tỷ lệ chết lên đến 30 % ở các đàn gà hướng thương phẩm và 60 % ở các đàn gà hướng sinh sản. Tỷ lệ chết cao nhất trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi nhiễm virus;
- Virus bài tiết qua phân 2 ngày sau khi nhiễm và kéo dài ít nhất từ 10 ngày đến 14 ngày;
- Virus lây lan qua không khí hoặc qua thức ăn, nước uống.
:...
Theo đó, bệnh Gumboro thường xuất hiện nhất ở gà từ 3 tuần tuổi đến 6 tuần tuổi; thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 ngày đến 3 ngày.
Tỉ lệ chết ở gà khi mắc bệnh Gumboro ên đến 30 % ở các đàn gà hướng thương phẩm và 60 % ở các đàn gà hướng sinh sản. Tỷ lệ chết cao nhất trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi nhiễm virus.
Virus bài tiết qua phân 2 ngày sau khi nhiễm và kéo dài ít nhất từ 10 ngày đến 14 ngày. Virus lây lan qua không khí hoặc qua thức ăn, nước uống.
Bệnh Gumboro thường xảy ra thường xuyên nhất ở gà bao nhiêu tuần tuổi? (Hình từ Internet)
Để tiến hành chẩn đoán bệnh Gumboro ở gà thì cần chọn bao nhiêu cá thể gà có triệu chứng mắc bệnh?
Theo tiểu mục 6.1 mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-32:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 32: Bệnh Gumboro ở gia cầm quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp parafin phát hiện bệnh Gumboro
6.1.1. Lấy mẫu
Chọn từ 3 con gà đến 5 con gà nghi mắc bệnh mổ lấy các mẫu bệnh phẩm sau:
- Túi Fabricius: cắt ngang túi;
- Lách: cắt một miếng với độ dày khoảng 0,5 cm;
- Hạch ruột vùng đầu manh tràng: cắt toàn bộ hạch.
Các mẫu bệnh phẩm trên cho vào lọ chứa formalin (3 1.1) sao cho thể tích mẫu bệnh phẩm và formalin có tỷ lệ khoảng 1:10, ghi ký hiệu mẫu trên thành lọ.
CHÚ THÍCH: Đồng thời kèm theo Phiếu gửi bệnh phẩm ghi rõ yêu cầu xét nghiệm và những thông tin về dịch tể, các biểu hiện triệu chứng, bệnh tích của bệnh.
6.1.2. Bảo quản mẫu
Mẫu bệnh phẩm đảm bảo ngập trong formalin (3.1.1), tránh đổ vỡ, rơi vãi formalin ra ngoài môi trường; khi gửi mẫu đến phòng thí nghiệm, bao gói lọ chứa mẫu bằng túi nilon, băng dính gói kín. Trong phòng thí nghiệm, nếu chưa xét nghiệm ngay, mẫu phải được bổ sung hoặc thay mới formalin (3.1.1), đảm bảo thể tích mẫu bệnh phẩm và formalin đạt tỷ lệ khoảng 1:10.
...
Như vậy, để chẩn đoán bệnh Gumboro ở gà thì cần lấy từ 3 con gà đến 5 con gà nghi mắc bệnh mổ lấy các mẫu bệnh phẩm sau:
- Túi Fabricius: cắt ngang túi;
- Lách: cắt một miếng với độ dày khoảng 0,5 cm;
- Hạch ruột vùng đầu manh tràng: cắt toàn bộ hạch.
Các mẫu bệnh phẩm trên cho vào lọ chứa formalin (3 1.1) sao cho thể tích mẫu bệnh phẩm và formalin có tỷ lệ khoảng 1:10, ghi ký hiệu mẫu trên thành lọ.
Mẫu bệnh phẩm đảm bảo ngập trong formalin, tránh đổ vỡ, rơi vãi formalin ra ngoài môi trường; khi gửi mẫu đến phòng thí nghiệm, bao gói lọ chứa mẫu bằng túi nilon, băng dính gói kín. Trong phòng thí nghiệm, nếu chưa xét nghiệm ngay, mẫu phải được bổ sung hoặc thay mới formalin, đảm bảo thể tích mẫu bệnh phẩm và formalin đạt tỷ lệ khoảng 1:10.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về Chuyển đổi số, Cải cách hành chính, Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới nhất?
- Đề xuất miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) thế nào?
- Danh mục thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp và thuốc nổ mạnh được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 1/1/2025?
- Ngày 30 tháng 11 là ngày gì? Ngày 30 11 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 30 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 như thế nào?