Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài có phải là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài là bệnh gì?
- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài có phải là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
- Người lao động được chẩn đoán là mắc bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài thì cần làm gì?
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài là bệnh gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
1. Định nghĩa bệnh
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài là bệnh lý ở da do tiếp xúc thường xuyên với yếu tố gây bệnh trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Ẩm ướt hoặc lạnh kéo dài có thể kèm theo các tác nhân khác như hóa chất, vi khuẩn, nấm.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Nuôi trồng thủy sản;
- Chế biến thủy sản, thực phẩm;
- Sơ chế mủ cao su;
- Hầm lò;
- Nạo vét mương, cống;
- Nghề, công việc khác tiếp xúc với ẩm ướt và lạnh kéo dài.
Theo đó, bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài là bệnh lý ở da do tiếp xúc thường xuyên với yếu tố gây bệnh trong quá trình lao động.
Yếu tố gây ra bệnh này là ẩm ướt hoặc lạnh kéo dài có thể kèm theo các tác nhân khác như hóa chất, vi khuẩn, nấm.
Người lao động dễ mắc bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài nếu làm thường xuyên các công việc như:
- Nuôi trồng thủy sản;
- Chế biến thủy sản, thực phẩm;
- Sơ chế mủ cao su;
- Hầm lò;
- Nạo vét mương, cống;
- Nghề, công việc khác tiếp xúc với ẩm ướt và lạnh kéo dài.
Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài có phải là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo khoản 27 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư này.
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 29 ban hành kèm theo Thông tư này.
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư này.
31. Bệnh lao nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư này.
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 32 ban hành kèm theo Thông tư này.
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 33 ban hành kèm theo Thông tư này.
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 34 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn chẩn đoán giám định đối với bệnh này được quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Người lao động được chẩn đoán là mắc bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài thì cần làm gì?
Căn cứ theo Điều 3a Thông tư 15/2016/TT-BYT, số thứ tự Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định như sau:
Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:
a) Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;
b) Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;
c) Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
2. Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
3. Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.
Theo đó, người lao động được chẩn đoán là mắc bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài thì cần:
- Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;
- Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
- Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?