Bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ có những quyền gì?
Bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ có những quyền gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ như sau:
Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ
...
5. Căn cứ Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đối tượng được giao quản lý tài sản có trách nhiệm:
a) Tổ chức xác định giá khởi điểm chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
b) Tổ chức đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản;
c) Ký Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật.
6. Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin của bên chuyển nhượng;
b) Thông tin của bên nhận chuyển nhượng;
c) Danh mục tài sản chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có);
d) Thời hạn chuyển nhượng; giá chuyển nhượng; phương thức và thời hạn thanh toán tiền chuyển nhượng, tiền chậm nộp (nếu có); trách nhiệm bảo trì tài sản;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
7. Quyền của bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ:
a) Trực tiếp tổ chức vận hành, khai thác tài sản theo đúng quy định của pháp luật và Hợp đồng đã ký kết;
b) Quyết định việc vận hành, khai thác tài sản đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan;
c) Được thu các khoản thu từ hoạt động chợ theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết;
d) Được đầu tư nâng cấp, mở rộng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan;
đ) Thực hiện các quyền khác của bên nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ sẽ có những quyền như sau:
- Trực tiếp tổ chức vận hành, khai thác tài sản theo đúng quy định của pháp luật và Hợp đồng đã ký kết;
- Quyết định việc vận hành, khai thác tài sản đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan;
- Được thu các khoản thu từ hoạt động chợ theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết;
- Được đầu tư nâng cấp, mở rộng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan;
- Thực hiện các quyền khác của bên nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật.
Bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ có những quyền gì? (Hình từ Internet)
Bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ như sau:
- Bảo vệ tài sản nhận chuyển nhượng quyền khai thác; không để bị lấn chiếm hoặc sử dụng trái phép tài sản;
- Sử dụng, khai thác tài sản nhận chuyển nhượng quyền khai thác đúng mục đích; không được chuyển đổi công năng sử dụng, chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác;
- Thực hiện bảo trì tài sản theo Hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật;
- Thanh toán tiền nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài sản đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Hợp đồng;
- Định kỳ hoặc theo yêu cầu của bên chuyển nhượng quyền khai thác, bên nhận chuyển nhượng quyền khai thác có trách nhiệm thông báo với bên chuyển nhượng về tình trạng của tài sản, đảm bảo hoạt động của chợ.
- Trường hợp xảy ra sự cố công trình, bên nhận chuyển nhượng quyền khai thác có trách nhiệm thông báo kịp thời cho bên chuyển nhượng để thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên chuyển nhượng quyền khai thác; cùng bên chuyển nhượng quyền khai thác giải quyết phát sinh, vướng mắc;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Hợp đồng.
Kế hoạch phát triển chợ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về kế hoạch phát triển chợ như sau:
- Căn cứ vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và nhu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ nhằm:
+ Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ;
+ Kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn.
- Nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển chợ bao gồm:
+ Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng;
+ Mục tiêu;
+ Nhiệm vụ, giải pháp;
+ Phương án phát triển chợ (đầu tư xây dựng, phát triển, mở rộng, cải tạo chợ và các nội dung khác có liên quan);
+ Tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?