Bảo vệ dân phố có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hay không?

Vừa qua tôi thấy báo chí đăng tải các bài viết về sự việc bảo vệ dân phố tại một phường có hành vi chặn bắt xe máy và mặc cả phạt tiền vi phạm của người dân. Vậy xin hỏi lực lượng bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào? Có được phạt tiền của người vi phạm hành chính hay không?

Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn nơi bố trí lực lượng công an chính quy do UBND phường quyết định thành lập.

Bảo vệ dân phố được lập ra với nhiệm vụ chính là gì?

Theo Điều 5 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bảo vệ dân phố như sau:

"1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các vụ vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường; phản ánh cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân phường, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; tham gia hoà giải, giải quyết kịp thời không để những hậu quả xấu xảy ra.
2. Phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm vận động nhân dân trong phường tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy về bảo vệ an ninh, trật tự; tham gia xây dựng phường, cụm dân cư, hộ gia đình an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội.
3. Đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tuỳ thân khác; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
4. Vận động nhân dân tham gia cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ và quản lý những người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện, người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đang trong diện quản lý, giáo dục tại phường. Vận động thuyết phục người thân của các đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn để tác động họ ra đầu thú.
5. Khi có vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường; bảo vệ hiện trường, tham gia sơ cứu người bị nạn, giải cứu con tin, bắt, giữ người phạm tội quả tang, tham gia chữa cháy, cứu tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và Công an phường.
6. Phối hợp với lực lượng dân phòng và bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để bảo vệ an ninh, trật tự theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Công an phường. Tổ chức tuần tra kiểm soát và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật."

Bảo vệ dân phố có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hay không?

Bảo vệ dân phố có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hay không?

Lực lượng bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào?

Theo Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về bảo vệ dân phố, lực lượng bảo vệ dân phố có các quyền hạn sau:

"1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách."

Như vậy theo quy định trên, lực lượng bảo vệ dân phố có quyền hạn tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông và báo cáo UBND, công an phường, thị trấn có biện pháp xử lý người có hành vi vi phạm hành chính.

Bảo vệ dân phố có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hay không?

Căn cứ Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm d khoản 26, điểm a, điểm b khoản 33 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

"1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
d) Khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 4a, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 15;
đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;
e) Khoản 1; khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm p, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm h, điểm i khoản 7 Điều 28;
g) Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm b, điểm c khoản 2; điểm a khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5 Điều 35), Điều 36;
h) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37;
i) Điểm b, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 40;
k) Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;
l) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48;
m) Điều 49, Điều 50;
n) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 51;
o) Điều 52; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 53;
p) Điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 54;
q) Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66;
r) Khoản 2 Điều 67;
s) Điểm a, điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 71;
t) Điều 72, Điều 73.
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);
e) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 4a, khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7a Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.
3a. Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16; điểm a khoản 6 Điều 23; điểm a khoản 2 Điều 32; điểm b khoản 3 Điều 40; điểm c khoản 2 Điều 51; điểm d khoản 2 Điều 73
4. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3 Điều 5, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;
b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d khoản 4 Điều 6, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;
c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d khoản 3; điểm b, điểm đ, điểm g khoản 4 Điều 7, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;
d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10;
e) Khoản 1, khoản 2, khoản 6, khoản 7 Điều 11;”;
g) Điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12;
h) Khoản 1, khoản 2 Điều 15;
i) Điều 18; khoản 1 Điều 20;
k) Điểm b khoản 3 Điều 23;
l) Khoản 4 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 34;
m) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 47; điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 49; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 53; khoản 1 Điều 72;
n) Khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3 Điều 73.
5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm d khoản 7, điểm c khoản 8; điểm a, điểm b khoản 10 Điều 5;
b) Điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2; điểm d khoản 3; điểm b, điểm g khoản 4 Điều 6;
c) Điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b khoản 3; điểm đ, điểm g khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5 Điều 7;
d) Điểm đ, điểm k, điểm l khoản 1; điểm b khoản 2 Điều 8;
đ) Khoản 4; điểm a khoản 7; khoản 9; điểm a khoản 10 Điều 11;
e) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15;
g) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều 16;
h) Điều 19, Điều 20;
i) Khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 6; khoản 8; khoản 9 Điều 21
k) Điều 22; Điều 23;
l) Điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 3; khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 8a Điều 24;
m) Điều 25, Điều 27, Điều 28;
n) Điểm a khoản 2; khoản 3; khoản 6; điểm a, điểm g, điểm h, điểm i, điểm m khoản 7; khoản 8; khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13; khoản 14 Điều 30;”;
o) Điều 31, Điều 33;
p) Khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2; điểm c khoản 3; khoản 4; khoản 5 Điều 35;”.
q) Điều 37, Điều 38;
r) Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 47; điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 trong trường hợp vi phạm xảy ra tại đường ngang, cầu chung.
6. Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 28 của Nghị định này.
7. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;
b) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d khoản 5; khoản 6; khoản 7 Điều 48;
c) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 49;
d) Điều 50, Điều 51;
đ) Khoản 1, khoản 2 Điều 52;
e) Điều 53, Điều 54, Điều 55;
g) Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 56;
h) Điều 57;
i) Khoản 1, khoản 2 Điều 58;
k) Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63;
l) Khoản 1, khoản 2 Điều 64;
m) Điều 65, Điều 66, Điều 67, Điều 68, Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73.
8. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm c khoản 1 Điều 10;
b) Điểm đ khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 6 Điều 12;
c) Điểm c khoản 2 Điều 16; điểm đ khoản 1 Điều 17;
d) Điểm d khoản 1 Điều 19; Điều 20; Điều 26;
đ) Khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 51;
e) Điểm a khoản 3 Điều 53;
g) Điểm b khoản 2 Điều 73."

Theo đó, bảo vệ dân phố không có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Mà thẩm quyền thuộc về:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

- Cảnh sát giao thông

- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

- Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt

- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt

- Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao

- Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bảo vệ dân phố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bảo vệ dân phố có được phép sử dụng còng số 8 không?
Pháp luật
Mức phụ cấp của bảo vệ dân phố ở TP HCM là bao nhiêu? Bảo vệ dân phố hiện nay là lực lượng nào?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố là lực lượng gì? Bao nhiêu tuổi thì được làm Bảo vệ dân phố? Bảo vệ dân phố có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Có được thành lập 02 Ban Bảo vệ dân phố trong một phường do phường có tình hình an ninh trật tự không tốt hay không?
Pháp luật
Chỉ đăng ký tạm trú vẫn được tham gia lực bảo vệ dân phố có đúng hay không? Số lượng tổ viên trong tổ Bảo vệ dân phố hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Làm Bảo vệ dân phố hiện nay có được trả lương hay không? Tuổi nghỉ hưu của Bảo vệ dân phố là bao nhiêu?
Pháp luật
Để trở thành Bảo vệ dân phố thì người đăng ký phải đáp ứng được những điều kiện nào? Trở thành Bảo vệ dân phố thì sẽ được hưởng những chế độ chính sách gì?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố được lập ra với nhiệm vụ chính là gì và bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố khi đi làm nhiệm vụ bị tai nạn nằm viện thì mọi chi phí được thanh toán hay không?
Pháp luật
Đối tượng nào sẽ được ưu tiên khi tuyển chọn Bảo vệ dân phố? Người đã được xóa án tích thì có thể trở thành Bảo vệ dân phố hay không?
Pháp luật
Người có tiền án, tiền sự có được làm Bảo vệ dân phố không? Bảo vệ dân phố có được tự ý kiểm tra giấy tờ, phương tiện của công dân không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ dân phố
2,544 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ dân phố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ dân phố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào