Bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày trong trường hợp nào và dựa theo nguyên tắc nào?
Bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày khi nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 23/2016/QĐ-TTg, có quy định về các trường hợp đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài như sau:
Các trường hợp đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài
Bảo vật quốc gia được đưa ra nước ngoài trong các trường hợp sau:
1. Phục vụ hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội (sau đây gọi tắt là hoạt động đối ngoại cấp nhà nước).
2. Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế để giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam có quy mô và ý nghĩa đặc biệt cấp quốc gia, Bộ, ngành, địa phương.
3. Thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về nghiên cứu hoặc bảo quản bảo vật quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên thì bảo vật quốc gia được đưa ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày nếu thuộc trong các trường hợp sau:
- Phục vụ hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội (sau đây gọi tắt là hoạt động đối ngoại cấp nhà nước).
- Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế để giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam có quy mô và ý nghĩa đặc biệt cấp quốc gia, Bộ, ngành, địa phương.
- Thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về nghiên cứu hoặc bảo quản bảo vật quốc gia
Bảo vật quốc gia (Hình từ Internet)
Bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 23/2016/QĐ-TTg, có quy định về nguyên tắc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài như sau:
Nguyên tắc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài
1. Phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 44 Luật Di sản văn hóa.
2. Phải được xây dựng phương án bảo đảm an ninh, an toàn, không bị hư hại đối với bảo vật quốc gia trong quá trình vận chuyển ra nước ngoài, lưu giữ tạm thời tại nước ngoài và đưa trở lại Việt Nam.
3. Phải được xác định giá trị bằng tiền của bảo vật quốc gia làm cơ sở cho việc mua bảo hiểm.
4. Được miễn kiểm tra thực tế khi giải quyết thủ tục hải quan tại cửa khẩu.
5. Bảo vật quốc gia đang được bảo vệ và phát huy giá trị tại di tích chỉ được đưa ra nước ngoài để nghiên cứu, bảo quản hoặc phục vụ hoạt động đối ngoại cấp nhà nước.
6. Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng ngoài công lập và bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân được đưa ra nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Quyết định này khi có bảo tàng công lập đại diện cho chủ sở hữu trong việc hợp tác với đối tác nước ngoài.
7. Đối tác nước ngoài tiếp nhận bảo vật quốc gia phải bảo đảm tính hợp pháp, có cơ sở vật chất, năng lực khoa học, kỹ thuật và công nghệ phù hợp với việc trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản.
Như vậy, theo quy định trên thì Bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày dựa theo nguyên tắc sau:
- Phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 44 Luật Di sản văn hóa.
- Phải được xây dựng phương án bảo đảm an ninh, an toàn, không bị hư hại đối với bảo vật quốc gia trong quá trình vận chuyển ra nước ngoài, lưu giữ tạm thời tại nước ngoài và đưa trở lại Việt Nam.
- Phải được xác định giá trị bằng tiền của bảo vật quốc gia làm cơ sở cho việc mua bảo hiểm.
- Được miễn kiểm tra thực tế khi giải quyết thủ tục hải quan tại cửa khẩu.
- Bảo vật quốc gia đang được bảo vệ và phát huy giá trị tại di tích chỉ được đưa ra nước ngoài để nghiên cứu, bảo quản hoặc phục vụ hoạt động đối ngoại cấp nhà nước.
- Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng ngoài công lập và bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân được đưa ra nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Quyết định này khi có bảo tàng công lập đại diện cho chủ sở hữu trong việc hợp tác với đối tác nước ngoài.
- Đối tác nước ngoài tiếp nhận bảo vật quốc gia phải bảo đảm tính hợp pháp, có cơ sở vật chất, năng lực khoa học, kỹ thuật và công nghệ phù hợp với việc trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gì trong việc phối hợp thực hiện đưa bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày?
Căn cứ tại Điều 10 Quyết định 23/2016/QĐ-TTg, có quy định về trách nhiệm phối hợp thực hiện như sau:
Trách nhiệm phối hợp thực hiện
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài và đưa bảo vật quốc gia trở lại Việt Nam an toàn, đúng quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện trình tự, thủ tục đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài phục vụ hoạt động đối ngoại cấp nhà nước.
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích có bảo vật quốc gia và tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu bảo vật quốc gia thực hiện trình tự, thủ tục đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Quyết định này.
...
Theo đó, trong việc phối hợp thực hiện đưa bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày thì Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có các trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài và đưa bảo vật quốc gia trở lại Việt Nam an toàn, đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện trình tự, thủ tục đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài phục vụ hoạt động đối ngoại cấp nhà nước.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích có bảo vật quốc gia và tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu bảo vật quốc gia thực hiện trình tự, thủ tục đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Quyết định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?