Bảo lãnh tín dụng là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng trực tiếp tại đâu?
Bảo lãnh tín dụng là gì?
Bảo lãnh tín dụng được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2018/NĐ-CP thì bảo lãnh tín dụng là cam kết của Quỹ bảo lãnh tín dụng với tổ chức cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh được quy định tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng và quy định của pháp luật.
Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay.
Bảo lãnh tín dụng là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng trực tiếp tại đâu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng trực tiếp tại đâu?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng trực tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng
1. Giấy đề nghị bảo lãnh tín dụng của bên được bảo lãnh.
2. Các văn bản, tài liệu chứng minh bên được bảo lãnh có đủ các điều kiện được bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh trực tiếp tại Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cùng địa bàn (nơi doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và có trụ sở trên địa bàn) hoặc qua bưu điện.
4. Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành quy định cụ thể về thành phần hồ sơ khách hàng đề nghị bảo lãnh tín dụng quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng trực tiếp tại Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cùng địa bàn (nơi doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và có trụ sở trên địa bàn).
Quyết định bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện dưới hình thức nào?
Quyết định bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện dưới hình thức được quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp bảo lãnh tín dụng
1. Bên bảo lãnh có trách nhiệm thẩm định tính đầy đủ của các hồ sơ, tài liệu do bên được bảo lãnh gửi đến; thực hiện thẩm định tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và các điều kiện bảo lãnh khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Bên bảo lãnh có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy trình thẩm định tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của bên được bảo lãnh theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình thẩm định và quyết định cấp bảo lãnh tín dụng.
3. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng hợp lệ, bên bảo lãnh phải hoàn thành xem xét việc bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh. Quyết định bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Trường hợp từ chối không cấp bảo lãnh tín dụng, bên bảo lãnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận cho bên được bảo lãnh.
Như vậy, theo quy định trên thì quyết định bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
Bên bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường hợp nào?
Bên bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Quy trình thực hiện cam kết bảo lãnh tín dụng
1. Sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ vay cho bên nhận bảo lãnh theo Hợp đồng tín dụng đã ký, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
2. Bên bảo lãnh thẩm định các hồ sơ bên nhận bảo lãnh đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
3. Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay trong trường hợp chấp thuận trả nợ thay và không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp không đồng ý trả nợ thay theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
4. Bên được bảo lãnh nhận nợ và hoàn trả bên bảo lãnh đối với nghĩa vụ nợ đã được bên bảo lãnh trả nợ thay.
5. Xử lý rủi ro trong trường hợp không thu hồi được nợ đã trả thay cho bên được bảo lãnh.
Như vậy, theo quy định trên thì Bên bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường hợp chấp thuận trả nợ thay và không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp không đồng ý trả nợ thay theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?