Bảo lãnh ngân hàng có phải hình thức cấp tín dụng không? Các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng được áp dụng tập quán thương mại không?
Bảo lãnh ngân hàng có phải hình thức cấp tín dụng không?
Quy định về bảo lãnh ngân hàng tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN như sau:
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký.
Theo quy định trên, bảo lãnh ngân hàng được xem là một trong những hình thức cấp tín dụng.
Theo đó bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký.
Bảo lãnh ngân hàng (Hình từ Internet)
Các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng được áp dụng tập quán thương mại không?
Việc các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng được áp dụng tập quán thương mại không, theo quy định tại Điều 8 Thông tư 11/2022/TT-NHNN như sau:
Áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp
1. Các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Việc xử lý tranh chấp phát sinh trong giao dịch bảo lãnh thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, các bên có thể thỏa thuận pháp luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp (bao gồm cả tòa án hoặc trọng tài thương mại nước ngoài) để giải quyết tranh chấp về giao dịch bảo lãnh.
Dẫn chiếu khoản 4 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Áp dụng Luật các tổ chức tín dụng, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và các luật có liên quan
1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng thì áp dụng theo quy định của Luật này.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm:
a) Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành;
b) Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam.
Theo đó, các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại gồm:
- Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành.
- Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng gồm những tài liệu nào?
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 11/2022/TT-NHNN như sau:
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:
a) Đề nghị bảo lãnh;
b) Tài liệu về khách hàng;
c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
2. Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, từng phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh (bằng phương thức truyền thống hoặc phương tiện điện tử), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thẩm định, xem xét cấp bảo lãnh.
Như vậy, hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng gồm những tài liệu chủ yếu sau:
(1) Đề nghị bảo lãnh.
(2) Tài liệu về khách hàng.
(3) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh.
(4) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có).
(5) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?