Báo hiệu dẫn luồng là gì? Thông số kỹ thuật của báo hiệu dẫn luồng được quy định như thế nào?
Báo hiệu dẫn luồng là gì?
Mục 1.3.27 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải QCVN 20:2015/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 75/2015/TT-BGTVT (gọi tắt là QCVN 20:2015/BGTVT) định nghĩa như sau: Báo hiệu dẫn luồng là tên gọi chung của các báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu hướng luồng chính, báo hiệu phương vị, báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu vùng nước an toàn, báo hiệu chuyên dùng và báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện.
Có những loại báo hiệu dẫn luồng nào?
Căn cứ theo Mục 2.4 QCVN 20:2015/BGTVT có thể chia báo hiệu dẫn luồng thành các loại sau đây:
- Báo hiệu hai bên luồng, gồm có:
+ Báo hiệu phía phải luồng
+ Báo hiệu phía trái luồng
- Báo hiệu hướng luồng chính
- Báo hiệu phương vị, gồm có:
+ Báo hiệu an toàn phía Bắc
+ Báo hiệu an toàn phía Đông
+ Báo hiệu an toàn phía Nam
+ Báo hiệu an toàn phía Tây
- Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập
- Báo hiệu vùng nước an toàn
- Báo hiệu chuyên dùng
- Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện
Báo hiệu dẫn luồng hàng hải
Thông số kỹ thuật của báo hiệu dẫn luồng quy định thế nào?
Căn cứ theo Mục 2.4 QCVN 20:2015/BGTVT ta có:
(1) Kích thước của báo hiệu dẫn luồng:
Phải đảm bảo cho người quan sát nhận biết được báo hiệu từ khoảng cách thiết kế.
(2) Kích thước của biển báo lắp trên báo hiệu
Phải được xác định tương ứng với khoảng cách quan sát hữu dụng tối đa với các điều kiện tầm nhìn tối thiểu. Biển báo ban ngày sử dụng trên các tiêu có hình chữ nhật dựng đứng với tỷ lệ là 2:1, còn đối với phao báo hiệu thì căn cứ vào tầm hiệu lực yêu cầu và hình dạng phao để thiết kế cho phù hợp.
(3) Màu thân báo hiệu
- Màu thông thường sử dụng cho báo hiệu hàng hải là các màu đỏ, vàng, xanh lục, trắng và đen. Các màu này phải phù hợp với tiêu chuẩn màu của Ủy ban chiếu sáng quốc tế (CIE), đồng thời phải phù hợp với giới hạn màu được quy định trong Phụ lục 2.
- Màu huỳnh quang sử dụng trong báo hiệu hàng hải là các màu đỏ, vàng và xanh lục. Màu huỳnh quang được sử dụng trong trường hợp đặc biệt, yêu cầu khả năng nhận biết cao. Giới hạn màu của chúng được quy định trong Phụ lục 3.
(4) Dấu hiệu đỉnh hình nón
- Chiều cao của dấu hiệu đỉnh tính từ đáy tới đỉnh phải xấp xỉ 90% đường kính đáy hình nón (h = 0,9.D).
- Đối với báo hiệu phương vị, khoảng cách giữa các dấu hiệu đỉnh phải xấp xỉ 50% đường kính đáy hình nón (a = 0,5.D).
- Khoảng trống theo phương đứng giữa điểm thấp nhất của dấu hiệu đỉnh tới tất cả các phần khác của báo hiệu tối thiểu phải bằng 35% đường kính đáy hình nón.
- Với phao, đường kính đáy của dấu hiệu đỉnh phải bằng 25% đến 30% đường kính của phao tại đường mặt nước
Hình 2. Kích thước của dấu hiệu đỉnh hình nón
(5) Dấu hiệu đỉnh hình trụ
- Chiều cao của dấu hiệu đỉnh phải bằng 1,0 lần đến 1,5 lần đường kính đáy trụ (h=1.0÷1.5D)
- Khoảng trống theo phương đứng giữa điểm thấp nhất của dấu hiệu đỉnh tới tất cả các phần khác của báo hiệu tối thiểu phải bằng 35% đường kính của hình trụ.
- Với phao, đường kính đáy của dấu hiệu đỉnh phải bằng 25% đến 30% đường kính của phao tại đường mặt nước.
Hình 3. Kích thước của dấu hiệu đỉnh hình trụ
(6) Dấu hiệu đỉnh hình cầu
- Với phao, đường kính của dấu hiệu đỉnh tối thiểu phải bằng 20% đường kính của phao tại đường mặt nước.
- Với báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, khoảng cách giữa các dấu hiệu đỉnh (a) phải xấp xỉ 50% đường kính của chúng.
- Khoảng trống theo phương đứng giữa điểm thấp nhất của dấu hiệu đỉnh tới tất cả các phần khác của báo hiệu tối thiểu phải bằng 35% đường kính của hình cầu.
Hình 4. Kích thước của dấu hiệu đỉnh hình cầu
(7) Dấu hiệu đỉnh hình chữ X
Các cánh của dấu hiệu đỉnh hình chữ “X” phải chéo nhau trong phạm vi hình vuông với chiều dài cạnh xấp xỉ 1/3 đường kính phao tại đường mặt nước. Chiều rộng của cánh chữ “X” bằng khoảng 15% chiều dài cạnh hình vuông (b=15% a).
Hình 5. Kích thước của dấu hiệu đỉnh hình chữ X
Đối với từng loại báo hiệu dẫn luồng khác nhau sẽ có các yêu cầu về màu sắc, kích thước cũng như vị trí lắp đặt và đặc điểm nhận dạng khác nhau. Ví dụ đặc điểm nhận dạng của một số báo hiệu dẫn luồng thông dụng như sau:
(1) Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập
- Dấu hiệu đỉnh: Hai hình cầu màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng đứng.
- Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực và có màu trắng.
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng chớp nhóm 2 chu kỳ 5,0 giây.
- Tác dụng: Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, tàu thuyền có thể hành trình xung quanh vị trí đặt báo hiệu. - Vị trí: Đặt tại vị trí nguy hiểm cần khống chế. - Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột. - Màu sắc: Màu đen với một hay nhiều dải màu đỏ nằm ngang. |
(2) Báo hiệu phía phải luồng
- Tác dụng: Báo hiệu giới hạn luồng về phía phải, tàu thuyền được phép hành trình ở phía trái của báo hiệu;
- Số hiệu: Là các số lẻ (1-3-5...) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo hướng luồng;
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng xanh lục, chớp đơn chu kỳ 2,5 giây hoặc 3,0 giây, 4,0 giây.
- Vị trí: Đặt tại phía phải luồng; - Hình dạng: Hình nón, hình tháp hoặc hình cột; - Màu sắc: Màu xanh lục; - Dấu hiệu đỉnh: Một hình nón màu xanh lục, đỉnh hướng lên trên; |
(3) Báo hiệu phía trái luồng
- Dấu hiệu đỉnh: Một hình trụ màu đỏ;
- Số hiệu: Là các số chẵn (2-4-6...) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo hướng luồng;
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng đỏ, chớp đơn, chu kỳ 2,5 giây hoặc 3,0 giây, 4,0 giây.
- Tác dụng: Báo hiệu giới hạn luồng về phía trái, tàu thuyền được phép hành trình ở phía phải của báo hiệu; - Vị trí: Đặt tại phía trái luồng; - Hình dạng: Hình trụ, hình tháp hoặc hình cột; - Màu sắc: Màu đỏ; |
Do đó, để đáp ứng với từng mục đích sử dụng mà các loại báo hiệu dẫn luồng sẽ có các quy định khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?