Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện quản lý thời giờ làm việc của người lao động tại Trụ sở chính bằng phương pháp nào?
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện quản lý thời giờ làm việc của người lao động tại Trụ sở chính bằng phương pháp nào?
- Khi kết thúc ngày làm việc, người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được ở lại phòng làm việc không?
- Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được đến nơi làm việc trong tình trạng nào?
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện quản lý thời giờ làm việc của người lao động tại Trụ sở chính bằng phương pháp nào?
Việc quản lý thời giờ làm việc của người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Trật tự nơi làm việc
1. BHTGVN thực hiện quản lý thời giờ làm việc của người lao động tại Trụ sở chính bằng máy chấm công theo phương pháp lấy vân tay. Người lao động thuộc Trụ sở chính BHTGVN khi bắt đầu ngày làm việc và khi kết thúc ngày làm việc phải tuân thủ quy định này. Đối với các Chi nhánh, Văn phòng đại diện thuộc BHTGVN, việc quản lý thời giờ làm việc do Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Văn phòng quyết định sau khi báo cáo cấp có thẩm quyền và phải thông báo cho toàn thể người lao động trong đơn vị biết để thực hiện.
2. Trong giờ làm việc, người lao động chỉ được phép ra khỏi cơ quan khi được người quản lý lao động trực tiếp đồng ý.
3. Mọi trường hợp người lao động đi muộn, về sớm, nghỉ làm việc phải có lý do chính đáng, phải xin phép người quản lý lao động trực tiếp. Trường hợp không được người quản lý lao động trực tiếp đồng ý thì ngày làm việc đó được xem là tự ý nghỉ việc.
...
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện quản lý thời giờ làm việc của người lao động tại Trụ sở chính bằng máy chấm công theo phương pháp lấy vân tay.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện quản lý thời giờ làm việc của người lao động tại Trụ sở chính bằng phương pháp nào? (Hình từ Internet)
Khi kết thúc ngày làm việc, người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được ở lại phòng làm việc không?
Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại Điều 13 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Trật tự nơi làm việc
...
2. Trong giờ làm việc, người lao động chỉ được phép ra khỏi cơ quan khi được người quản lý lao động trực tiếp đồng ý.
3. Mọi trường hợp người lao động đi muộn, về sớm, nghỉ làm việc phải có lý do chính đáng, phải xin phép người quản lý lao động trực tiếp. Trường hợp không được người quản lý lao động trực tiếp đồng ý thì ngày làm việc đó được xem là tự ý nghỉ việc.
4. Kết thúc ngày làm việc, người lao động không được tự ý ở lại phòng làm việc, trường hợp người lao động làm thêm giờ, phải có sự chấp thuận của người sử dụng lao động. Người lao động không được sinh hoạt cá nhân, ăn, ngủ, nghỉ tại trụ sở cơ quan khi kết thúc ngày làm việc (trừ lực lượng bảo vệ đang thực thi nhiệm vụ).
5. Người lao động phải để phương tiện đi lại của cá nhân đúng nơi quy định.
6. Người lao động không được đến nơi làm việc trong tình trạng say rượu, bia, không được tổ chức nấu ăn (trừ các đơn vị có bếp ăn tập thể), hút thuốc lá, uống rượu, bia tại nơi làm việc.
...
Như vậy, theo quy định, khi kết thúc ngày làm việc, người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được tự ý ở lại phòng làm việc, trường hợp người lao động làm thêm giờ, phải có sự chấp thuận của người sử dụng lao động.
Người lao động không được sinh hoạt cá nhân, ăn, ngủ, nghỉ tại trụ sở cơ quan khi kết thúc ngày làm việc, trừ lực lượng bảo vệ đang thực thi nhiệm vụ.
Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được đến nơi làm việc trong tình trạng nào?
Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại Điều 13 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Trật tự nơi làm việc
...
4. Kết thúc ngày làm việc, người lao động không được tự ý ở lại phòng làm việc, trường hợp người lao động làm thêm giờ, phải có sự chấp thuận của người sử dụng lao động. Người lao động không được sinh hoạt cá nhân, ăn, ngủ, nghỉ tại trụ sở cơ quan khi kết thúc ngày làm việc (trừ lực lượng bảo vệ đang thực thi nhiệm vụ).
5. Người lao động phải để phương tiện đi lại của cá nhân đúng nơi quy định.
6. Người lao động không được đến nơi làm việc trong tình trạng say rượu, bia, không được tổ chức nấu ăn (trừ các đơn vị có bếp ăn tập thể), hút thuốc lá, uống rượu, bia tại nơi làm việc.
7. Người lao động phải giữ gìn đoàn kết nội bộ, hợp tác giúp đỡ nhau trong công việc, không nói tục, chửi bậy, gây gổ, to tiếng làm mất trật tự an ninh nơi làm việc.
8. Người lao động không được sử dụng hoặc tàng trữ ma túy và các chất kích thích khác; không chơi cờ bạc, lô đề, các tệ nạn xã hội; không truy cập vào các trang Web có nội dung đồi trụy, phản động; không thực hiện các hành vi khác trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội và quy định của pháp luật tại nơi làm việc.
...
Như vậy, theo quy định, người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được đến nơi làm việc trong tình trạng say rượu, bia;
Không được tổ chức nấu ăn (trừ các đơn vị có bếp ăn tập thể), hút thuốc lá, uống rượu, bia tại nơi làm việc.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không giảm tốc độ xe ô tô và mức phạt mới nhất? 13 trường hợp phải giảm tốc độ để đảm bảo an toàn?
- Đã hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29 thì có được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178?
- Nhập trạch là gì? Mâm lễ cúng nhà mới có gì? Những điều kiêng kỵ trong lễ cúng nhà mới cần biết?
- Công thức tính thể tích hình cầu? Ví dụ tính thể tích hình cầu là gì? Nhiệm vụ của học sinh là gì?
- Hạn Diêm Vương là hạn gì? Cúng giải hạn Diêm Vương có phải mê tín dị đoan? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan khi cúng giải hạn bị phạt bao nhiêu?