Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là gì? Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi là bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là gì? Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải thực hiện dựa theo nguyên tắc nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Đồng Nai.

Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2019/TT-BKHCN, có quy định như sau:

Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành động tiếp cận bất hợp pháp, đánh cắp, chiếm đoạt, phá hoại, vận chuyển và chuyển giao trái phép nguồn phóng xạ; và áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ.
2. Nguồn phóng xạ kín là chất phóng xạ được kết cấu kín bằng lớp vỏ bọc có cấu trúc đặc biệt hoặc được chế tạo dưới dạng một khối rắn bảo đảm không cho chất phóng xạ thoát ra môi trường trong điều kiện làm việc bình thường và trong các trường hợp sự cố có thể xảy ra.

Như vậy, theo quy định trên thì Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là gì việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành động tiếp cận bất hợp pháp, đánh cắp, chiếm đoạt, phá hoại, vận chuyển và chuyển giao trái phép nguồn phóng xạ; và áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ.

nguồn phóng xạ

Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là gì? Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải thực hiện dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BKHCN, có quy định về nguyên tắc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ như sau:

Nguyên tắc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
1. Người đứng đầu tổ chức hoặc cá nhân có nguồn phóng xạ phải chịu trách nhiệm cao nhất về việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
2. Yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ.
3. Việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải được thực hiện trong suốt vòng đời của nguồn đến khi nguồn phóng xạ đạt mức miễn trừ khai báo, xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh nguồn phóng xạ phải được xem xét từ giai đoạn lập hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ để bảo đảm các biện pháp đó hỗ trợ cho nhau, không gây ảnh hưởng xấu đến nhau.

Như vậy, theo quy định trên thì bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Người đứng đầu tổ chức hoặc cá nhân có nguồn phóng xạ phải chịu trách nhiệm cao nhất về việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.

- Yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ.

- Việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải được thực hiện trong suốt vòng đời của nguồn đến khi nguồn phóng xạ đạt mức miễn trừ khai báo, xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định;

- Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh nguồn phóng xạ phải được xem xét từ giai đoạn lập hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ để bảo đảm các biện pháp đó hỗ trợ cho nhau, không gây ảnh hưởng xấu đến nhau.

An ninh nguồn phóng xạ được chia thành bao nhiêu mức?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-BKHCN, có quy định về mức an ninh nguồn phóng xạ như sau:

Mức an ninh nguồn phóng xạ
1. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của các nguồn phóng xạ và nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho con người, môi trường, yêu cầu bảo đảm an ninh được chia thành 4 mức A, B, C và D, trong đó mức an ninh A tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn cao nhất, mức an ninh D tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn thấp nhất.
2. Các mức an ninh A, B, C và D tương ứng với các nhóm nguồn phóng xạ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Mức an ninh A áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 1;
b) Mức an ninh B áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 2;
c) Mức an ninh C áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 3;
d) Mức an ninh D áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5.
Như vậy, theo quy định trên thì an ninh nguồn phóng xạ được chia thành 04 mức, gồm: mức A, B, C và D.

Trong đó mức an ninh A tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn cao nhất, mức an ninh D tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn thấp nhất

Nguồn phóng xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nguồn phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc thì xử lý như thế nào? Nếu có vật thể bị nhiễm xạ thì sẽ xử lý ra sao?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào? Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có bắt buộc điều kiện hóa đối với nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hay không? Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được điều kiện hóa cần đáp ứng những gì?
Pháp luật
Chủ nguồn phóng xạ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bằng cách nào? Hồ sơ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì? Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ bao lâu thì được cấp giấy phép?
Pháp luật
Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Cơ quan nào thực hiện thủ tục cấp giấy phép để tiến hành công việc lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguồn phóng xạ
1,287 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nguồn phóng xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nguồn phóng xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào